Vài tháng trước là khoảng thời gian khó khăn với tôi trong cả công việc lẫn đời sống cá nhân.
Đó là quãng thời gian công việc của tôi có nhiều xáo trộn và thay đổi. Trước đó tôi đang làm vai trò quản lý của 1 team với vài nhân viên. Tuy nhiên một ngày người quản lý của tôi gọi tôi vào và nói sẽ cần cơ cấu lại team của tôi do hoạt động không hiệu quả. Tôi sẽ được giao một team khác ít nhân viên hơn và sẽ sắp xếp lại toàn bộ team hiện tại vào các vị trí phù hợp để những nhân viên giỏi có cơ hội phát triển. Khi nghe câu chuyện này dù bên ngoài tôi cố gắng tỏ ra điềm tĩnh và ủng hộ sếp vì một quyết định phù hợp và đúng đắn. Nhưng bên trong lòng là một sự buồn và thất vọng ghê gớm về bản thân. Góc độ cá nhân tôi thấy mình đã rất nỗ lực cố gắng với công việc và giúp đỡ nhân viên mình phát triển nhưng có lẽ góc độ sếp tôi thì không đánh giá là như vậy. Với bản thân tôi thấy mình kém cỏi, thất bại trong mọi lĩnh vực. Cảm giác nặng nề đó kéo dài suốt 1 tuần dù tôi đã tìm mọi cách suy nghĩ cân bằng để có thể giải phóng khỏi những suy nghĩ tiêu cực nhưng cảm giác thì không thể đánh lừa suy nghĩ. Tận bên trong tôi vẫn cảm thấy vô cùng tự ti về sự thất bại của mình, vì sự xem thường của các đồng nghiệp xung quanh dành cho mình. Tôi hiểu mình đang tự làm khổ và đắm chìm với những dòng suy nghĩ miên man đó nhưng không thể tự tìm cách thoát ra được mà nó cứ âm ỉ như một ngọn lửa đốt cháy tôi mỗi ngày. Tôi dần mất đi động lực đi làm, tôi không còn hào hứng trong những cuộc trò chuyện với cả phòng mà trước đó tôi đã từng hào hứng. Tôi từ bỏ những buổi nói chuyện chém gió giữa giờ nghỉ với những quản lý khác do tự thấy mình kém, không như họ. Cảm giác thua kém như một vết thương ứa máu trong lòng tôi.
Cho tới một ngày cơ duyên đưa đẩy một người bạn tặng tôi cuốn lịch trong suốt năm 2024. Tôi cầm quyển lịch trên tay và theo thói quen lật các tờ lịch lướt qua để xem có gì hay ho trong cuốn lịch này. Ấn tượng của tôi là hình ảnh được thiết kế rất tươi sáng, tích cực. Các câu nói gây ấn tượng, có gì đó khác lạ so với các loại lịch khác trên thị trường.
Tôi dừng lại và ấn tượng với câu nói: “Thành công chân thực bắt đầu từ động lực chân chính. Động lực chân chính là động lực giúp tổng hạnh phúc tăng lên.” Trời câu nói như mô tả đúng vấn đề hiện tại của tôi. Tôi ngồi suy ngẫm lại mới thấy trước giờ tôi luôn đặt nặng thắng thua, được coi trọng hay không coi trọng như một thước đo cho giá trị của bản thân, cho sự thành công của mình. Nếu tôi không được coi trọng, tôi kém cỏi, bị khiển trách thì nghĩa là tôi đã không thành công. Sự thành công đó hoàn toàn chỉ xuất phát từ lợi ích của cái Tôi của tôi mà tôi ít quan tâm xem mình có tạo ra được giá trị gì so với xung quanh, cho tổ chức. Tôi có đang mang lại giá trị cho công ty, cho khách hàng hay cho chính đồng nghiệp của mình không hay sự thành công đó chỉ được đánh giá bởi những thứ hạng, cấp bậc, mức độ hoàn thành KPI công việc? Tư duy thành công của tôi hiện tại chỉ hoàn toàn được tính toán, đo đạc trên những số liệu, những con số. Và tôi nhìn lại toàn bộ quãng thời gian tôi dẫn dắt team mình. Có bao giờ tôi thực sự nỗ lực vì sự phát triển của nhân viên, vì niềm vui hạnh phúc của họ có được trong công việc hay tôi cũng chỉ đang tư duy đơn thuần “Ồ họ phải có trách nhiệm hoàn thành công việc của họ cũng như tôi, có trách nhiệm hoàn thành công việc của mình. Thảo nào nhân viên tôi chưa từng có sự gần gũi với tôi mà họ chỉ làm công việc theo đúng mối quan hệ công sở đơn thuần. Việc chỉ nghĩ cho riêng mình khiến cho tôi dễ dàng cảm thấy đau khổ, chán nản và thất vọng hơn khi kết quả không được như ý.
Như được nhìn thấy ánh sáng cuối con đường. Tôi bừng tỉnh và nhận ra ý nghĩa của 2 chữ thành công. Sự thành công của 1 cá nhân không thể xây dựng trên nền tảng của việc chỉ nghĩ đến hay vun vén cho những lợi ích, cảm xúc của riêng bản thân mà cần có động cơ nghĩ thêm cho cả những người xung quanh mình trong sự thành công đó. Đó mới là sự thành công thực sự khiến bên trong mỗi ng sẽ cảm thấy hạnh phúc thực sự. Giả sử động lực làm việc của tôi chỉ là chứng minh với mọi người tôi xịn thế nào thì nếu tôi không xịn được như mong muôn, tôi sẽ đau khổ ngay, nhưng nếu động lực của tôi ngoài việc chứng minh việc tôi xịn còn có cả việc hỗ trợ và dìu dắt đồng nghiệp tiến bộ hơn thì khi không đạt được kết quả như ý thì tôi vẫn đã có thể hỗ trợ được đồng nghiệp ít nhiều. Về cơ bản, là tổng hạnh phúc chung tăng lên và chính tôi không bị quá đau khổ nữa vì động cơ của tôi lúc đó không chỉ chăm chảm riêng cho tôi.
Không dừng lại ở lời nói tôi tập cách rồi trong hành động. Tôi dần học cách lắng nghe và thấu hiểu vấn đề của nhân viên để xem có thể cùng làm gì với những vấn đề đó. Tôi không còn coi trọng việc thể hiện mình giỏi như nào trước mặt sếp mà coi sứ mệnh của mình là đồng hành với người khác trong quá trình làm việc của họ. Từ đó mỗi ngày đi làm của tôi đều có những niềm vui khi tôi được học cách lắng nghe, học cách nhìn ra những tính xấu trong tôi trỗi lên khi mọi việc không như ý muốn. Nhưng quá trình đó lại mang lại cho tôi một niềm vui lớn khi dần hiểu bản thân mình lẫn người khác. Tôi nhận ra không khí làm việc trong team có phần cởi mở, gần gũi hơn trước, rất nhiều điểm sáng của đồng nghiệp cấp dưới mà lâu nay tôi không để ý. Khi được khơi dậy những điểm sáng, các bạn làm việc hiệu quả hơn, vui vẻ hơn. Về phần mình, Tôi không còn nặng nề việc mình được đánh giá như nào được coi trọng như nào trong đội ngũ này mà cố gắng nhìn kỹ ra các động lực khiến tôi hành động như vậy.
Cảm ơn cuốn lịch TS diệu kỳ với những câu nói trí tuệ đã giúp tôi quá nhiều trong việc rèn luyện bản thân. Tôi chợt nghĩ nếu nhiều người biết đến cuốn lịch này, chắc họ bớt đi được nhiều nỗi khổ lắm, nhất là trong giai đoạn cuộc sống quay nhanh và hỗn độn như hiện nay.
(Câu chuyện thật của chị N.T.T – Nhân viên văn phòng – Hà Nội)
Tìm động lực chân chính
Hãy tự hỏi mình “Vì sao mình muốn làm việc này?” hoặc “Việc này có giúp tổng hạnh phúc tăng lên hay không?” (Tổng hạnh phúc của bạn và những người liên quan). Bạn nên cân nhắc điều này trước mỗi lần ra quyết định.
Vì sao “Thành công chân thực đến từ động lực chân chính”? Hãy cùng làm rõ qua bài viết này.
Rất nhiều vĩ nhân trên thế giới, như nhà bác học Einstein hay doanh nhân Steve Jobs, đã nói về tầm quan trọng của động lực đối với sự thành công, điểm chung của những động lực giúp thành công lớn là việc dám mơ giấc mơ lớn và yêu điều mình làm. Đó đều là các động lực chân chính dẫn đến thành công chân thực.
Động lực chân chính là động lực giúp tổng hạnh phúc của mình và người khác tăng lên. Những động lực không chân chính, ví dụ động lực làm cho “chỉ tôi được còn người khác thì mất”, sẽ khiến cho hạnh phúc của bạn không bền vững kể cả khi đạt thành công bên ngoài.
Trong mỗi hành động, hãy tập thói quen kiểm tra xem động lực của bạn đã chân chính chưa. Đây là yếu tố quan trọng để bạn biết việc mình đang làm có xứng đáng hay không, có giúp bạn đến gần với thành công chân thực hay không.
Hãy làm rõ động lực của bạn bằng những câu hỏi:
*** Bạn có thể kiểm tra động lực mỗi tuần, đặc biệt là trước khi đưa ra một quyết định quan trọng trong công việc.
Điểm mấu chốt của phần này là viết ra động lực/ lí do bạn làm việc đó – đặc biệt là những dự án dài hơi và then chốt. Việc viết ra động lực là quan trọng vì trong quá trình làm việc, sẽ có lúc bạn cảm thấy lan man với quá nhiều hướng đi mới hoặc mông lung, chán nản, thậm chí muốn bỏ cuộc vì có thể bạn quên mất lí do ban đầu của công việc. Vì vậy, bạn cần được liên tục nhắc lại động lực làm việc để không quên hay rời xa khỏi mục tiêu ban đầu.
Chúc bạn có được thành công lẫn bình an trong công việc!
* Hãy chữa lành và đem ánh sáng vào các mối quan hệ trong cuộc sống của bạn. Tìm cho mình động lực chân chính trong mỗi công việc, đem trí tuệ vào soi sáng mọi tình huống sẽ giúp bạn trở nên sáng suốt, cân bằng và hạnh phúc hơn. Bạn có thể xin thông điệp mà vũ trụ dành cho bạn trong mỗi tình huống ở đây: Link app rút bài