Tham lam – Nguồn gốc yêu thương và sáng tạo (Hà Nội, 2012)

Tham lam – Nguồn gốc yêu thương và sáng tạo (Hà Nội, 2012)

Thế giới hiện đại chúng ta sống ngày hôm nay là thế giới được cổ vũ cho phong trào “Hãy có nhiều hơn nữa!”, mà không cần biết là “tôi có thực sự cần nó hay không?”. Lòng tham là nền tảng vận hành của xã hội, của toàn bộ nền kinh tế, sinh ra của cải, vật chất. Nếu không thể tiêu diệt nó, tại sao chúng ta không dùng Trí tuệ để chuyển hóa Tham lam thành yêu thương và sáng tạo không ngừng?

Nguồn gốc và Mục tiêu của Trà đàm Trong Suốt

Trước đây, khi chưa tổ chức các buổi Trà đàm thì có nhiều người gặp khó khăn trong tiền bạc, tình yêu, công việc, gia đình, cha mẹ… đến nhà gặp mình để nói chuyện. Đầu tiên 3 người, 5 người rồi 20 người và sau nữa thì nhà trở nên bé quá, không đủ chỗ để tiếp tất cả mọi người.

Các bạn mới nghĩ ra ý tưởng tổ chức những buổi như thế này ở quán cafe để nhiều người có thể cùng đến tham dự, chia sẻ. Vì vấn đề của mọi người đều tương đối giống nhau, chỉ khác nhau ở hoàn cảnh, câu chuyện riêng của mỗi người thôi.

Cuối cùng nhóm quyết định tổ chức những buổi Trà đàm theo chủ đề: về tình yêu, về sân hận, về ghen tị… Các vấn đề của mọi người biểu hiện khác nhau nhưng cùng chung một gốc mà thôi. Khi chúng ta hiểu được nguồn gốc vấn đề thì sẽ sửa và chuyển hóa được những vấn đề mà ta đang gặp phải.

Ví dụ, ghen tỵ chuyển hóa thành thành công: Người nào càng ghen tỵ nhiều, nếu chuyển hóa được thì sẽ càng thành công lớn. Đây không phải là cách tiếp cận dễ dàng, bởi từ xưa đến nay người ta chỉ nói đến đè nén thôi. Ví dụ khi có sân hận thì phải đè nén sân hận, ghen tị thì phải đè nén ghen tị… mà nay mình lại nói biến ghen tị, sân hận thành tình thương thì rất khó. Thậm chí khi mình nêu chủ đề này ra, có những người còn không tin và phản bác rằng trên đời này không có những chuyện như vậy.

Cách giải quyết là chúng ta phải nhìn sâu sắc vào gốc rễ của vấn đề để sửa từ gốc. Khi ta đã giải quyết sâu sắc vấn đề thì những cái xấu sẽ biến mất và những cái tốt sẽ lộ ra. Ví dụ một cây hoa có độc, khi chạm vào sẽ chết ngay, nhưng theo mọi người, cây này có ích gì không?

Ví dụ như thuốc phiện chẳng hạn, có giúp ích được gì không hay là nó có hại, cần tránh xa 5km? Thuốc phiện có rất nhiều trong những vị thuốc khác như giảm đau. Nó giúp rất nhiều người giảm đau. Chỉ khi ta dùng sai mục đích, nó mới gây hại thôi, nếu dùng đúng mục đích vẫn rất tốt. Thế nên, ngay thứ xấu như thuốc phiện còn có ích, thì tại sao không thể  “biến sân hận, ghen tị… thành yêu thương, thành công” được?

Nhưng nó đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc tận gốc bản chất vấn đề, sau đấy là quyết tâm sửa đổi. Vì nếu như chúng ta không quyết tâm sửa đổi, ví dụ gặp thuốc phiện chúng ta chỉ tránh xa hay tận hưởng nó để tạo ảo giác, cũng thế, nếu như chúng ta không cẩn thận chúng ta sẽ rất khó để chuyển hóa cảm giác của mỗi chúng ta.

Mục tiêu của các buổi Trà đàm không phải để nói vui, mà mong muốn người nghe sẽ áp dụng và trực tiếp giải quyết được những khó khăn trong cuộc sống của mình.

Ví dụ, tôi là người rất tham lam thì nghe xong buổi này tôi sẽ bớt tham lam. Tôi là người rất hay giận dữ thì nghe xong tôi sẽ bớt giận dữ. Bạn nào giỏi hơn có thể chuyển hóa nó thành những cái ngược lại, ví dụ tôi là người rất hay ghen tị sẽ tìm cách chuyển hóa để thành công.

1. Những dấu hiệu của lòng tham

Hôm nay, chúng ta nói về chủ đề có lẽ có ở nhiều người nhất. Các buổi trước chúng ta đã nói rất nhiều vấn đề khác nhau, như về lo sợ, ghen tỵ, kiêu ngạo… Nhưng có một vấn đề có lẽ xuất hiện trong tất cả mọi người và là nguyên nhân chính gây ra tất cả mọi khổ đau trên đời này, đó là Tham lam.

Trước khi bắt đầu, xin hỏi mọi người ở đây, ai thấy mình là người tham lam thì giơ tay? (Nhiều người giơ tay). Có ai không tham lam, giơ tay? (Không ai người giơ tay). Có ai tự thấy mình rất tham lam, tự mình thấy, không cần lý do? (11 người giơ tay).

Bạn nào rất tham lam có thể cho biết tại sao mình là người rất tham lam?

Bạn H: Em thấy em là người rất tham lam vì cùng một lúc em rất muốn làm nhiều thứ, mọi thứ đều phải nhanh, ngay và luôn. Điều này nhiều khi làm em thấy rất mệt mỏi, vì khi làm nhiều việc cùng một lúc thì cũng không đạt được kết quả tốt.

Thầy Trong Suốt: Em muốn làm nhiều thứ, phải ngay và luôn – một dấu hiệu của lòng tham.

Bạn M: Bình thường em có một công việc lương chỉ khoảng 3 triệu thôi, nếu em có cơ hội tốt hơn, lương tầm khoảng 8 triệu em sẽ chuyển ngay lập tức.

Một bạn trai: Em thấy em là người rất tham lam, vì cứ cái gì to và đẹp là em muốn.

Một bạn nữ: Em rất tham lam vì em thích nhiều thứ, không chỉ thích mà luôn luôn muốn có nó trong cuộc sống, càng nhiều càng tốt. Những thứ không có được thì em “giữ” nó bằng cách luôn nghĩ, trăn trở về nó. Ví dụ ước mơ, những điều mình có thể làm mà chưa làm được. Không những muốn có cuộc sống đầy đủ, công việc tốt đẹp, mà em còn có nhiều đam mê cá nhân như thích đi chơi, đọc sách, viết… Những điều đó nếu có thì tốt, nhưng em thì ở mức độ trăn trở quá nhiều, phải cố để có nó bằng mọi cách trong từng ngày sống một. Như là việc mình có chồng rồi, nhưng mỗi ngày mình vẫn muốn được làm những thứ mình đam mê, nếu mà lâu lâu không có nó hoặc ngày nào đó để mất nó thì không chịu được.

Thầy Trong Suốt: Mất nó là không chịu được – một dấu hiệu của Tham lam! Tiếp tục nào, còn ai nữa?

Một bạn nữ: Em nghĩ em là người rất tham lam vì em thích rất nhiều thứ, cái gì em cũng muốn học. Em học nhảy, học cả đánh đàn, cả võ. Cái gì em cũng thấy thích, ví dụ, xem phim em thích cả kinh dị, Hàn Quốc, lãng mạn… Ăn uống thì cái gì cũng thích thử. Em cũng thích có nhiều thời gian nữa…

Thầy Trong Suốt: Có gì cũng thử là một dấu hiệu của Tham lam! Thử xong đã thấy khổ chưa? Một ngày có bao nhiêu tiếng là đủ với em?

Bạn nữ ấy: Thực sự thì thử xong thì em vẫn thấy thích nữa, càng nhiều càng tốt. Chưa thấy khổ gì cả, và đặc biệt, em muốn có thêm nhiều thời gian nữa. Mình muốn có thêm nhiều thời gian để thử tất cả mọi thứ, chắc phải 30 – 40 tiếng hoặc hơn nữa. Em thấy khó đủ lắm. 

Một bạn nam: Bất cứ điều gì đó xảy ra với em thì em đều muốn học nó. Rồi hay đốt cháy giai đoạn, tức là nóng lòng muốn đạt được điều đó, muốn có thật nhanh. Em muốn học đủ thứ nhưng cuối cùng lại không học được gì cả.

Thầy Trong Suốt: Nóng lòng muốn đạt được điều gì đó! Còn bạn nào nữa không?

Một bạn nam: Em cũng giống mọi người, cái gì cũng thích và cũng muốn nắm được trong tay. Nếu xác định được cái gì mình thực sự muốn thì muốn nó lên đỉnh cao nhất. Ví dụ, mình trăn trở phải làm cái gì đó thật sự to lớn. Nếu không được thì trăn trở và thấy khổ. Ngay cả trong lúc chưa làm được đã thẩy khổ rồi vì liên tục phải suy nghĩ, tìm kiếm…

Thầy Trong Suốt: Em nói đúng đấy, khi chưa có được đã khổ ngay rồi, em có thấy thế không? (Hỏi một bạn nam)

Một bạn nam: Em có ví dụ về việc học bơi của em. Ngoài bể bơi, có nhiều bạn nữ rất trắng trẻo… Em thấy ông vua có rất nhiều hoàng hậu và cung nữ, em cũng muốn như vậy…

Thầy Trong Suốt: Em muốn có mấy cô trắng trẻo như vậy? Bao nhiêu cô thì em thấy đủ?

Bạn đó: Chắc phải vài trăm anh ạ.

Thầy Trong Suốt: Em có cô người yêu nào chưa?

Bạn đó: Em có rồi.

Thầy Trong Suốt: Em thấy có một cô có sung sướng không? Có gây tí khổ nào không?

Bạn đó: Không có cảm giác khổ, chỉ là thi thoảng thấy nóng bức một tí, vì có tranh luận do ý kiến khác nhau thôi.

Thầy Trong Suốt: Vậy một ngày mà phải tranh luận với mấy trăm cô thì chắc khổ lắm! Một ngày phải tranh luận với 300 cô thì cũng mệt đấy. Đây là một dấu hiệu của Tham lam! Còn ai nữa không?

Một bạn nữ: Sau khi nghe mọi người nói xong, em cảm giác có tất cả những cái tham của mọi người. Thích gì phải làm ngay và luôn; thích những thứ to, ti vi to, tủ lạnh to, nhà to, người to… thích mọi thứ phải nhiều. Em rất hay mua nhiều thứ không cần thiết. Mua nhiều đồ ăn về và chỉ nhìn thôi mà không thể ăn được hết.

Thầy Trong Suốt: Có thể rút ra được mấy điều:

Thứ nhất là: Mình muốn có những thứ không cần thiết, có phải là tham lam không? – Có – Đây là một dấu hiệu của Tham lam! Ví dụ bạn muốn đánh đàn hay, múa võ đẹp, có thực sự cần thiết đâu. Khi mình không đạt được thì thấy khó chịu – Đây là dấu hiệu của lòng tham.

Mạnh thêm một chút nữa là muốn những thứ không thuộc về mình. Ví dụ, mình muốn sở hữu người yêu của cô bạn gái. Tự nhiên thấy anh ấy hay quá, to cao đẹp trai thì muốn sở hữu… Hay đến nhà bạn thấy một cái túi rất đẹp, muốn sở hữu cái túi đấy. Mạnh thêm là lòng tham dẫn đến sự chiếm đoạt, muốn có những cái không thuộc về mình.

Lòng tham với những thứ không cần thiết đã gây đau khổ, đối với những thứ không thuộc về mình thì gây rất nhiều đau khổ. Vì khi không có được nó, mặc dù nó không cần thiết nhưng mình rất khó chịu.

Thêm một dấu hiệu nữa là muốn cái gì thì nó phải diễn ra ngay lập tức. Thực ra không có cái gì “muốn là có ngay lập tức” được. Muốn nhiều tiền không có ngay lập tức, muốn uống nước phải kiếm tiền để mua nước. Muốn cái gì quá hay muốn ngay cũng là dấu hiệu của lòng tham. Ở đây có bao nhiêu bạn muốn có phải ngay lập tức? …10 bạn, khá đông.

Một bạn nữ: Ngày trước mỗi khi lên bảng, em cầu mong cô giáo không gọi mình và không bị gọi thật.

Thầy Trong Suốt: Em thử ngồi cầu mong trời mưa ngay xem có được không? Cái em vừa nói gọi là ảo tưởng. Ảo tưởng đấy sinh ra rất nhiều vấn đề. Ví dụ, các cô gái nghĩ rằng sinh nhật của mình thì bạn trai phải tặng hoa. Ở đây có cô nào chưa được bạn trai tặng hoa ngày sinh nhật không? – 4 người. Như vậy là mình quen được tặng hoa ngày sinh nhật thì sẽ được tặng, nhưng có 4 bạn ngồi đây không được tặng.

Ở đây, ai nghĩ rằng bố mẹ mình phải nuôi mình đến 18 tuổi? – 6 người.

Hôm trước có một bạn gặp anh và nói rằng, đến 10 tuổi thì bạn không được bố mẹ nuôi nữa. Những cái chúng ta muốn mà được khiến chúng ta nghĩ rằng nó là tất nhiên và sinh ra ảo tưởng, nên khi không được sẽ rất khổ.

Kiểu nữa là muốn cái gì đó mà không được thì khổ – đấy là dấu hiệu của lòng tham. Khi mình muốn có cái gì đấy thì phải có ngay lập tức, nên khi không được hoặc không có được nó thì sẽ khổ. Mọi người thấy lòng tham có dễ xuất hiện không? Ví dụ mình muốn là về nhà là mẹ phải nấu cơm ngon cho ăn, hoặc ít nhất là không chán. Nhưng khi về ăn cơm, thấy không ngon là mình rất khó chịu với mẹ.

Lòng tham tinh vi này được dùng bằng một từ khác gọi là Bám chấp. Bám chấp vào cái gì đấy. Nguyên nhân của đau khổ là do bản thân bám chấp vào một cái gì đó. Mình muốn nó phải xảy ra theo ý mình và khi nó không xảy ra thì mình rất khó chịu.

Chúng ta cố gắng đạt được những thứ không phải của mình cũng là một biểu hiện của Tham lam. Ví dụ quay cóp khi thi cử. Thấp hơn một chút nữa là muốn có gì phải có ngay lập tức. Thấp hơn một chút nữa là chúng ta muốn cái gì đấy và khổ khi không có được nó, đó gọi là Bám chấp.

2. Tham lam có gì tốt không?

2.1. Thế giới hiện đại: Luôn muốn có nhiều hơn nữa.

Thầy Trong Suốt: Bây giờ nói về nỗi khổ của tham. Giờ theo mọi người tham lam có gì tốt không?

Một bạn nữ: Em nghĩ lòng tham là động cơ để con người có nhiều thứ. Nếu bạn không có lòng tham với một việc gì đó, thì bạn lấy đâu ra động cơ để làm? Ở một mặt nào đó, lòng tham là động cơ tốt để con người đạt được nhiều thứ. Có nhiều thứ là điều tốt, chứ không phải xấu. Lòng tham xấu nếu như bạn sử dụng thủ đoạn hay dùng phương pháp, cách thức không đúng đắn, hoặc chiếm đoạt thôi.

Thầy Trong Suốt: Theo em chỉ ở mức độ chiếm đoạt mới khổ thôi, còn ở những mức độ thấp hơn thì không khổ? Ở đây có 5 mức độ tham lam.

Bạn đó: Đối với em, một mặt nào đó, tham lam là xấu nếu như cách thức đạt được kết quả đó không tốt.

Thầy Trong Suốt: Lòng tham là mình muốn và không đạt được nó sẽ thấy khó chịu. Nếu không thấy khó chịu thì chỉ là mong muốn thôi. Ví dụ, tôi mong muốn hòa bình mà không hòa bình thì bực. Mở ti vi, thấy cảnh đánh nhau ở đâu đó là điên lên, không chấp nhận nổi thì đó là lòng tham. Nếu chỉ muốn hòa bình thôi thì không có vấn đề gì. Vấn đề ở đây là lòng tham. Lòng tham có gì tốt không?

Bạn đó: Nếu theo cách định nghĩa của anh lòng tham là muốn nếu không có thì đau khổ. Nếu ở cấp độ không xứng đáng thuộc về tôi thì xấu… còn em thấy các mức độ khác nó là động cơ để mình có được nhiều thứ.

Thầy Trong Suốt: Ví dụ có người muốn lúc nào trời cũng phải nắng để phơi quần áo, nếu trời âm u là khó chịu ngay thì em thấy có tốt không?

Bạn đó: Đây là mặt trái rồi, vì vấn đề nào chẳng có hai mặt của nó.

Thầy Trong Suốt: Lòng tham định nghĩa là: Tôi muốn có gì đó mà không có được, tôi thấy khổ – thì có gì tốt không?

Bạn đó: Nếu thế thì đối với em, những gì gây đau khổ thì em thấy nó không tốt. Nhưng em vẫn nghĩ bản chất lòng tham là động cơ để thúc đẩy con người ta có nhiều thứ.

Thầy Trong Suốt: Thế muốn những thứ không cần thiết thì có tốt không?

Bạn đó: Em nghĩ cái gì cũng có sự cần thiết, không có cái gì là không cần thiết cả.

Thầy Trong Suốt: Không có gì là không cần thiết hết. Nói như em thì em phải cần 90 tiếng một ngày, cần phải có cả thế giới trong tủ của em!

Bạn đó: Em nghĩ là mỗi thứ đều có tính năng, tác dụng của nó.

Thầy Trong Suốt: Ví dụ em là một cô gái trẻ em mua một đống thực phẩm bổ dưỡng cho người già 80 tuổi để trong tủ, phải đến 80 tuổi mới dùng được, em có thấy cần thiết không?

Bạn đó: Em chưa bao giờ ở trong tình huống này.

Thầy Trong Suốt: Ví dụ em nghĩ rằng em sẽ sống đến 80 tuổi để dùng thực phẩm đó?

Bạn đó: Em sẽ không mua ở lúc này. Ví dụ em thấy một cái váy rất đẹp nhưng em mặc không đẹp, em sẽ không mua, vì cho rằng nó là thứ không cần thiết. Nếu mua một loại thực phẩm 80 tuổi mới dùng đến, nó không thực tế với em. Ví dụ nếu em mua một cái váy rất đẹp, em không có can đảm thử nó ở hàng, mà mang về nhà mới thấy mặc không đẹp. Nhưng vấn đề là em vẫn treo trong tủ và thỉnh thoảng tưởng tượng rằng mình mặc rất đẹp. Tuy nhiên, đến thời điểm nào đó em sẽ tặng nó cho bạn bè, nếu họ mặc đẹp. Tất nhiên sẽ có thời điểm để buông bỏ những thứ không phù hợp với bản thân.

Thầy Trong Suốt: Như vậy theo em là tất cả những thứ không có giá trị đều cần thiết hết? Và nếu có cơ hội em đều muốn sở hữu nó?

Bạn đó: Nếu có cơ hội em sẽ sở hữu nó!

Thầy Trong Suốt: Toàn bộ thế giới này nếu em có 50 tỷ đô như Bill Gate! Em phải có bao nhiêu tủ đồ cho hết?

Bạn đó: Cũng chưa hẳn vì em thấy rằng em không thích quá nhiều thứ. Có lẽ có nhiều tiền thì em sẽ dùng nó để thỏa mãn sở thích của em. Sở thích của em thì đa dạng, nhiều khi không phải sở hữu về mặt đồ vật, mà chuyển sang du lịch, điện ảnh, biếu tặng mang lại cảm giác hạnh phúc cho người khác. Nói chung nhiều thứ. Nó không bó buộc trong việc phải sở hữu vì sở hữu mang tính chất hiện vật quá. Hiện vật đối với em, thậm chí tủ quần áo của em rất ít.

Thầy Trong Suốt: Ý của em rất hay, đây là cái chung của toàn thế giới, luôn muốn có nhiều hơn nữa! Kiếm tiền để thỏa mãn nhiều hơn nhưng ít khi hỏi xem liệu mình có thực sự cần thiết nó không. Hay chúng ta chỉ nghĩ, tưởng tượng là cần nó.

Ví dụ như câu chuyện của bạn nữ, chuyện mua cái váy. Chúng ta chỉ mua vì thích, không phải ai cũng tự hỏi câu hỏi mua vì cần không, chúng ta mua vì thích thôi!

Ví dụ, hãy tưởng tượng điều này xảy ra, em có khá nhiều tiền, nhưng ngay ngày hôm sau em bị mất việc, không có tiền để sống trong những tháng tiếp theo nữa. Giá như hôm trước em không mua cái váy, không mua quá nhiều những thứ không cần thiết thì số tiền đó mình đã dùng được vào mục tiêu để tồn tại…

Toàn bộ thế giới này đều muốn có nhiều hơn nữa và việc đó trở thành rất bình thường. Thế giới hiện đại chúng ta sống ngày hôm nay là thế giới được cổ vũ cho phong trào “hãy có nhiều hơn nữa”. Nó không được cổ vũ theo kiểu “hãy có những thứ bạn thấy là cần thiết” mà cổ vũ hãy có nhiều hơn nữa để bạn sướng đã, rồi tính tiếp!

“Thiếu nhà thì vay tín dụng, thế chấp mua nhà đi!. Nếu bạn muốn cái nhà to hơn thì vay tiền mua tiếp đi! Nếu có một cái rồi thì mua cái thứ hai đi, vì chúng tôi sẵn sàng cho bạn vay tiền!” – Đấy là lý do cuộc khủng hoảng xảy ra vừa rồi ở Mỹ. Đó là kết quả của lòng tham.

Khủng hoảng kinh tế, tài chính là kết quả của lòng tham rõ ràng. “Hãy có nhiều hơn nữa, hãy vay để mua nhà đi, chúng tôi rất dễ cho vay” chứ không phải là “bạn đang không có nhà, hãy vay để mua một cái nhà”. Nhà của bạn hôm nay là 1 triệu đô, hôm sau sẽ là 2 triệu đô.

Lúc đầu có vẻ vô hại như em nói nhưng sau khi vay thì bắt đầu có vấn đề. Lúc đầu có nhiều tiền, thỏa mãn bằng tiền của mình thì không có vấn đề gì cả. Nhưng rồi, muốn nhiều quá thì khổ sẽ xảy ra, sự sụp đổ sớm muộn cũng xảy ra. Vì chúng ta tiêu tiền vào chỗ không cần thiết sớm muộn gì thì đau khổ cũng xảy ra thôi.

Thế nên, muốn những thứ không cần thiết, nếu nhìn một cách sâu sắc, tối thiểu là nó vô nghĩa, còn sai một chút nếu hoàn cảnh xấu xảy ra chúng ta sẽ lãnh đủ ngay hậu quả của nó.

Bạn đó: Thế làm thế nào để biết rằng thứ đó thực sự cần thiết và phù hợp với bản thân mình?

Thầy Trong Suốt: Nếu không có nó tôi sẽ như thế nào? Ví dụ như nếu không có ăn thì chắc tôi chết rồi!

Bạn đó: Ví dụ với cái váy, nếu chia làm hai trường hợp: em mặc đẹp và em không mặc đẹp. Nếu em không mặc đẹp thì ít nhất tại thời điểm mua em sẽ rất hạnh phúc. Những người thực sự hiểu được mong muốn của mình rất hiếm, họ phải có trải nghiệm, có kinh nghiệm mới biết được điều mình muốn là gì. Ví dụ như bọn em còn trẻ, thích rất nhiều thứ, có quá nhiều mục tiêu trong khi thực tế là không biết điều đó có phù hợp với tôi hay không? Vẫn cho rằng, không có cái gì là không phù hợp với bất cứ cái gì khác, không phù hợp với tôi thì phù hợp với gia đình, bạn bè tôi. Nếu về mặt vật chất, mình cứ được cái điều mình muốn đã, còn về mặt tinh thần thì em chưa lĩnh hội được nhiều lắm.

Thầy Trong Suốt: Ví dụ em ăn nhiều món ngon em có sướng không?

Bạn đó: Nhiều của em nó cũng không chính xác lắm bởi vì món ngon là tốt nhưng nhiều không phải là tốt. Đây là có nhiều vật chất nhưng em có ăn những món đấy đâu, có mặc những món đó đâu. Em chỉ nói là em sở hữu món đó thôi, hôm nay em không ăn nhưng em thấy mọi người trong gia đình em ăn ngon thì em thấy rất vui. Đây là điều hoàn toàn phù hợp. Nó vẫn mang lại niềm vui và có giá trị với em. Việc sở hữu món đó chưa chắc đã là cho em mà cho nhiều người.

Thầy Trong Suốt: Đấy chỉ là lý luận của em thôi, còn cơ bản điều mà em nói với anh là cái gì cũng có giá trị của nó, được sở hữu nó là niềm vui, nên chẳng có lý do gì mà không sở hữu nó cả. Anh nói là cái gì không thực sự cần thì sở hữu nó kết quả chưa chắc đã tốt.

Ví dụ, nếu mua hai, ba cái nhà chắc gì đã tốt, vay tiền mua nhà. Nhiều món ăn ngon chắc gì đã tốt, béo, rồi vào viện. Còn vay quá nhiều tiền mua nhà thì ngày mai mình mất việc thì đúng tài sản sẽ biến thành món nợ ngay!

Quan điểm của thế giới hiện nay là “hãy có nhiều hơn nữa”. Nhưng anh bổ sung là: “Nếu có nhiều hơn những thứ không cần thiết thì chỉ gây đau khổ chứ không phải cứ có nhiều là tốt”. Thông thường ai cũng sẽ chi tiền để đạt được cái mình muốn, nhưng ít thấy ai hỏi là tôi có thực sự cần nó không? Giả sử khi em mua em hỏi là “À, cái này mình không dùng thì ông bà, bố mẹ mình dùng thì cũng là tốt.

Nhưng nếu em chỉ lý luận là cái gì cũng tốt, cái gì cũng có giá trị của nó thì không đủ. Em sẽ phải cố gắng thêm có cái này cái kia. Như em vừa thấy, món ăn nào cũng tốt nhưng ăn nhiều có tốt không?

Cách đặt vấn đề của em là cách đặt vấn đề của thế giới hiện đại – “Hãy có nhiều hơn nữa!”, không cần biết là tôi có cần hay không. Chúng ta đang sống trong thế giới vận hành trên nguyên tắc đó. Hãy có nhiều hơn mà không biết là mình có phù hợp hay không, không biết mình có thực sự cần hay không. Giống như bạn nào muốn có 300 cô vợ, đó là thói quen vận hành, còn thực sự chỉ cần có 3 cô là không thể chịu nổi, chứ chưa cần nói đến 300 cô. Nhưng con người ai cũng thế, thích có nhiều hơn. Đó là biểu hiện của lòng tham, muốn có nhiều hơn, sở hữu nhiều hơn những thứ mình không cần thiết. Khổ đau sẽ đến.

2.2. Thử để học và hành động theo lương tri

Bạn trai khác: Chị vừa rồi có một ý rất hay là muốn biết độ cần thiết của đồ vật thì hãy dùng thử, nếu không có ích thì lần sau không dùng hoặc không mua nữa. Nhưng cách thầy Trong Suốt đưa ra là trước khi mình dùng hãy suy nghĩ thật kỹ. Vậy hai cái này là bổ sung cho nhau hay là chỉ được dùng một trong hai cách?

Thầy Trong Suốt: Thực ra cách suy-nghĩ-thật-kỹ chỉ đúng nếu mình có đầy đủ kinh nghiệm. Ví dụ mình đã đủ kinh nghiệm về món tôm là mình ăn sẽ bị dị ứng thì dù rất ngon mình cũng không ăn. Nhưng với những việc mình chưa có kinh nghiệm gì thì thử cũng có giá trị của nó, miễn là mình không thử trên tinh thần thử để mà thử. Thử để học thì không xấu nhưng thử chỉ để cho sướng, vui thì vô ích. Câu hỏi của em rất chính xác, không chỉ suy nghĩ thôi vì suy nghĩ không đủ, đôi khi phải cần thử nhưng thử để học. Có ý thức học sẽ tốt, thử vô thức thì không được gì, chỉ làm hại cho mình.

Bạn đó: Em thấy kinh nghiệm nhiều khi không đủ cho mình đánh giá. Ý em là có những thứ không thể thử được. Ví dụ khi mình có người yêu, qua giai đoạn nào đó, thân thiết rồi thì lúc này thử là thật rồi, một là đi tiếp, hai là quay trở lại rồi, không có chuyện thử nữa. Vậy phải làm thế nào?

Thầy Trong Suốt: Nếu mình quyết định thử thì phải có trách nhiệm với hành động thử của mình.

Bạn đó: Nhưng trách nhiệm nhiều khi phụ thuộc vào kinh nghiệm, người chưa có kinh nghiệm thì nhiều khi bảo – ừ thì cứ thử xem thế nào. Nhưng người có kinh nghiệm rồi bảo thử là sẽ chết đấy, nhưng người ta không tin.

Thầy Trong Suốt: Phải có trách nhiệm với hành động thử của mình. Ví dụ, ngủ với cô ấy, có thai thì phải trách nhiệm với cái thai ấy. Ví dụ với lời nói, em thử nói điều gì đó thì phải có trách nhiệm với hậu quả của lời nói đó.

Trách nhiệm là khi làm một vấn đề mà mình luôn cố gắng làm điều tốt thì thử đó có giá trị. Ví dụ ông Edison, thử đến cả ngàn lần mới đúng một lần, có lần nổ tung cả xưởng lại phải vay tiền chủ nhà băng làm lại từ đầu để thử. Không phải thử lúc nào cũng tốt. Trước khi thử phải xác định và có trách nhiệm với hành động thử của mình. Đừng thử xong rồi vô trách nhiệm, không chịu hậu quả mình gây ra. Ví dụ, khi bạn gái có thai rồi thì bỏ đi với cô khác, đó là thử vô trách nhiệm.

Bạn đó: Em thấy vấn đề trách nhiệm này thuộc về văn hóa. Ví dụ như người Á Đông thì rất nghiêm trọng nhưng đối với phương Tây thì bình thường. Thế nên khó đánh giá, người này bảo bình thường nhưng người kia bảo không trách nhiệm. Vậy nên nghĩ thế nào?

Thầy Trong Suốt: Chính vì thế mình luôn cố gắng làm điều đúng. Không thể thử mọi thứ mà phải thử trong tinh thần trách nhiệm. Trách nhiệm do lương tri của mình quyết định. Cái tốt, lương tâm bên trong của mình là tiếng nói trách nhiệm nhất. Trách nhiệm của nền văn hóa không đủ để gọi là Trách Nhiệm. Cần phải làm thế nào để sống được đúng trách nhiệm và lương tâm, còn các quan điểm xã hội không đủ để đánh giá trách nhiệm hay không trách nhiệm đâu.

Có người gặp anh kể rằng ngày xưa cô ấy là trạm trưởng trạm thú y. Khi có đợt tiêu diệt gà cúm, cô ấy phải ra quyết định tiêu hủy toàn bộ trang trại gà. Cô ấy rất có trách nhiệm với quyết định đó nhưng rất day dứt. Đúng trách nhiệm theo quan điểm xã hội nhưng lương tâm bứt rứt. Vì cô ấy biết rất nhiều con gà vô tội bị giết, chúng không bị ốm đau gì. Đúng quan điểm xã hội chắc gì lương tri đã được thanh thản. Lương tri của mình quan trọng hơn quan điểm xã hội, trong công việc, tình cảm… đều vậy.

Nhiều khi mình phải làm trái xã hội nhưng mình làm đúng lương tâm. Ở đây câu chuyện của em là nên làm đúng với lương tâm, còn quan điểm xã hội thay đổi theo thời gian, kể cả Châu Á và Châu Âu, Việt Nam mình cũng thế. Thời mẹ anh, quan hệ với nhau trước hôn nhân là xấu, nhưng thời nay thì hầu như toàn bộ xã hội diễn ra như vậy. Châu Âu thì có quan điểm như này lâu rồi. Do vậy quan điểm là tương đối và thay đổi theo thời gian còn lương tâm, lương tri mình thì cứ thế thôi. Lương tri mình biết cái gì đúng, cái gì sai, hãy hành động theo điều đấy.

Bạn đó: Các bạn trẻ nghĩ rằng “Vì tôi trẻ nên tôi có quyền thử”, anh nghĩ quan điểm này có đúng không và đến bao nhiêu tuổi thì hết trẻ?

Thầy Trong Suốt: Đến bao nhiêu tuổi cũng không hết trẻ! Trẻ là dám thay đổi, ai còn dám thay đổi là còn trẻ, hết dám thay đổi thì hết trẻ. Nên trẻ không liên quan đến tuổi! Còn nói “Tôi trẻ tôi có quyền thử” là đúng nếu tôi chịu trách nhiệm tới cùng và làm theo lương tri của tôi. Hoặc là tôi già tôi có quyền thử, tôi dám thay đổi và tôi dám chịu trách nhiệm tới cùng, làm đúng lương tâm thì thử là tốt. Nhưng tôi trẻ và tôi có quyền thử mà không chịu trách nhiệm thì đấy là xấu, hoặc là thử làm những điều trái lương tâm thì không nên. Thế nên câu của em chỉ đúng khi đi kèm thêm với một hoặc hai vế là tôi chịu trách nhiệm tới cùng và tôi làm đúng lương tâm. Còn tôi không thể lấy lý do tôi trẻ để thử làm những điều trái lương tâm: trộm cắp, giết người… Hay là tôi thử xong rồi chạy luôn, không có trách nhiệm thì thử vô nghĩa.

Tất nhiên xã hội nói chung thì không ai nói về trách nhiệm và lương tâm mấy, hoặc nói chính xác là chỉ trên giấy tờ thôi, còn ít người sống bằng điều đó. Nên là bây giờ suy nghĩ, cách nhìn bị lệch lạc nhiều. Như điều em vừa nói – tôi trẻ tôi có quyền thử, hay tôi cần thì tôi sẽ mua. Cơ cấu vận hành thời đại này là càng giàu thì càng được xã hội tôn trọng. Báo chí vẫn nói “Ai là người giàu nhất Việt Nam”, “Ai là người giàu nhất thế giới”… Xã hội hiện đại quen đánh giá bằng việc gom tiền, ông có bao nhiêu tiền, ông có sở hữu gì trong tay, có nhiều thì tôi tôn trọng ông. Cách đánh giá của xã hội hiện đại thúc đẩy lòng tham, vì không quan tâm xem ông có hạnh phúc không, chỉ nhìn vào ông có bao nhiêu tiền là được xã hội ngưỡng mộ rồi. Còn không cần quan tâm ông kiếm tiền phi đạo đức hay không, miễn là ông có nhiều tiền và ông có vẻ là không bị phạm pháp. Đây là lý do, năm 2000 ở Trung Quốc, trong danh sách 10 người giàu nhất thì năm 2001, có 5 ông trong đấy đi tù. Xã hội hiện đại đánh giá con người bằng tài sản, không đâu xa đâu, trong chính mắt có thể là của những người bạn mình thôi – “cái thằng đấy kém lắm vì nó không có tiền hay chưa có quyền lực”.

Xã hội hiện đại đánh giá con người bằng tài sản, thành ra thúc đẩy lòng tham rất mạnh mẽ. Tất cả phương tiện truyền thông đều đánh giá, xem có bao nhiêu nhà, bao nhiêu xe, thậm chí ông có bao nhiêu cô bồ… Không ai đánh giá xem mức độ hạnh phúc của ông thế nào, lương tri ông thế nào. Tất cả đều được đánh giá bằng tài sản nên không những lòng tham không bị chê bai, mà nó còn được cổ vũ, còn những giá trị sâu sắc hơn thì ít được mọi người quan tâm.

Bạn khác: Em có ý kiến, em đồng ý với quan điểm làm mọi thứ bằng lương tri. Cái gọi là tham thì cần phải kể đến sự vật, sự việc cụ thể. Còn lòng tham thì mang tính tương đối. Ví dụ, nếu đứng về góc độ kinh tế học, một người được coi là tham khi đầu tư quá nhiều tiền vào dự án mà người ta không biết cái đó thực sự là đem lại lợi nhuận hay không, và khi không tính toán được đầu ra, đầu vào dẫn đến thua lỗ, khoản nợ tăng. Nguyên nhân do kém hiểu biết không tính toán được, cái đó là lòng tham có hại. Còn lòng tham theo em nghĩ là tốt, tức là một người làm việc đấy nhiều, dưới sự tính toán, hiểu biết, họ có đủ kinh nghiệm, đủ khả năng để có thể làm tốt được việc đấy. Ví dụ, có ông sếp đầu tư rất nhiều, người khác nhìn thì thấy rất tham lam, nhưng trong hiểu biết và khả năng của ông ta thì theo em nghĩ đấy không phải là lòng tham xấu!

Thầy Trong Suốt: Ví dụ như anh chứ không phải đâu xa. Công ty kinh doanh, tăng trưởng phát triển. Tất nhiên ở đây, có mấy mức độ của lòng tham. Thứ nhất, mình đoạt cái không phải của mình. Thứ hai, mình cố gắng sở hữu cái không cần thiết…

Bạn đó: Cái anh nói rằng không phải của mình, em nghĩ chỉ là ở hiện tại thôi, còn trong tương lai họ thay đổi thì sao? Nếu cưỡng đoạt cướp lấy thì xấu. Em thấy một điều sự thừa thãi trong xã hội này là con người sản xuất rất nhiều của cải vật chất và quảng cáo nó tràn lan. Ví dụ một bộ quần áo bán ra, giá trị của nó chỉ bằng 1/10 giá trị thị trường vì những chi phí cho người mẫu, quảng cáo… Tại sao họ không bán một cách rất bình thường để làm giảm giá trị của nó xuống. Em nghĩ đây là một sự thừa thãi.

Thầy Trong Suốt: Toàn bộ nền kinh tế vận hành dựa trên lòng tham nên chúng ta không thể thay đổi cách vận hành của xã hội được mà chỉ nhìn vào động cơ bên trong của chúng ta thôi. Bây giờ thay đổi cách vận hành xã hội thì chịu rồi.

2.3. Không tiêu diệt lòng tham, chỉ cần chuyển hóa nó

Cách đây khoảng 1.200 năm, Ngài Liên Hoa Sanh – một vị Phật của Tây Tạng, mang Phật giáo vào Tây Tạng. Trước khi Ngài vào thì đất nước Tây Tạng chưa có Phật giáo, dù bây giờ phát triển rất mạnh mẽ và lan tỏa khắp thế giới. Nhưng khoảng năm 700 – 800 đất nước này không có Phật giáo và có một nhà vua rất muốn mang Phật giáo vào Tây Tạng. Ông đã tìm những vị Thầy khác nhau đi sang Ấn Độ để mang Phật Pháp vào Tây Tạng.

Tuy nhiên, việc này rất khó khăn vì đường đi đến Ấn Độ rất hiểm trở và không có phương tiện gì cả. Hơn nữa, muốn mời một vị Thầy phải mang rất nhiều vàng để cúng Thầy. Mọi người nghe thấy rất ngạc nhiên vì tưởng Thầy rất tham lam. Đây là điều xảy ra trước đây ở Ấn Độ. Vì rất khó khăn trong cả việc kiếm đủ vàng và chuyện đi đường xa hiểm trở, nên mãi nhà vua không mời được vị Thầy nào nên mới di chúc cho đời sau là kiểu gì các con cũng phải cố gắng mời được một vị Thánh tăng đến Tây Tạng.

Tuy nhiên khi vị vua này chưa kịp chết thì đã xảy ra đánh nhau với nước đối thủ và Vua bị bắt giam. Ông Vua này chỉ được thả khi các con mang một lượng vàng đúng bằng cân nặng của ông đến để chuộc. Những người con rất thương cha nên đi tìm, vay mượn khắp nơi, cuối cùng cũng có một lượng vàng như thế đến đổi.

Khi mang vàng đến nơi thì ông Vua bảo với người con trai: “Đến tuổi này ta không còn cần thiết phải được cứu ra khỏi nhà tù nữa. Với số vàng này nếu con mang sang Ấn Độ có thể mời được một vị thánh Tăng. Như vậy, có thể sẽ làm lợi ích cho toàn bộ thần dân. Còn ta già rồi có quay trở lại thì cũng không mang lại nhiều lợi ích cho thần dân”.

Những đứa con sau khi khuyên giải cha không được thì đành ngậm ngùi mang số vàng đó về và càng tăng thêm quyết tâm của những người con. Người xuất sắc nhất được quyết định làm vua và cử các học giả xuất sắc đi sang Ấn Độ. Vượt qua chặng đường khó khăn, cuối cùng cũng có một số người sang được Ấn Độ. Sau khi cúng hết số vàng và cố gắng rất nhiều cũng có một vị Thánh tăng của Ấn Độ tên là Shantarakashita đồng ý về Tây Tạng để truyền thụ Phật giáo.

Khi vị Thánh tăng về đến nơi, nhà vua rất mừng rỡ và quyết định xây một tu viện thật to để phát triển Phật giáo ở Tây Tạng. Nhưng kỳ lạ là xây mãi không xong, do ban ngày xây được bao nhiêu thì buổi tối lại bị phá bấy nhiêu. Hết ngày này đến ngày khác, một năm chưa xong dù nhà vua đã cử người canh gác khắp nơi. Các vị quan nói với nhà vua là chắc các vị thần không thích Phật giáo nên không giúp đỡ được, nên hãy đuổi vị thánh tăng kia đi. Vì có những phù thủy địa phương rất ghét Phật giáo vào Tây Tạng, đã sai ma quỷ đến để phá nên con người xây bao nhiêu cũng không lại được. Nhà vua rất buồn rầu nhưng cũng không có cách nào truyền bá Phật giáo được và nói với vị Thánh Tăng hãy về Ấn Độ.

Lúc này vị Thánh tăng nói rằng: “Ngài đừng lo, mặc dù tôi là vị Thánh tăng giác ngộ, không có những thần lực cần thiết để hàng phục được ma quỷ xứ Tây Tạng. Trong khi ở Tây Tạng thì rất nhiều nơi, con người phải sống trong u tối và theo những tôn giáo ma quỷ.” Vị Thánh tăng nói với nhà vua hãy mời ngài Liên Hoa Sanh về Tây Tạng thì chắc chắn sẽ hàng phục được ma quỷ vì ngài có rất nhiều thần lực.

Nhà vua nói rằng, mời một người không phải nay đây mai đó như Ngài còn khó, nói gì đến mời Ngài Liên Hoa Sanh nay đây mai đó.

Vị Thánh Tăng nói rằng: “Nhà vua đừng lo vì cách đây rất nhiều đời – đời của Đức Phật Ca Diếp, tôi với nhà vua và ngài Liên Hoa Sanh là 3 anh em. Khi Bảo Tháp của Đức Phật Ca Diếp được xây xong thì cả 3 đã rất sùng bái Đạo Phật. Người anh cả nói rằng: Sau này tôi sẽ quyết tâm tái sinh thành một vị vua để đưa ánh sáng Phật pháp đến đất nước chưa biết đến Phật pháp. Người em thứ hai nói rằng: Nếu anh làm như vậy thì em sẽ làm người Thầy truyền bá giáo pháp để hỗ trợ cho anh. Người em thứ ba nói rằng: Nếu vậy thì em sẽ là người để chống lại tất cả các thế lực ma quỷ xấu xa để bảo vệ Phật Pháp. Nhà vua chính là người anh cả, tôi là người anh thứ hai và ngài Liên Hoa Sanh là em út. Nên với nghiệp lực ấy, bây giờ kiểu gì nhà vua cũng sẽ mời được ngài Liên Hoa Sanh”.

Và quả nhiên, Ngài Liên Hoa Sanh đã đợi ở biên giới Tây Tạng mà không cần phải đi tìm ở đâu hết. Khi gặp nhà vua đến mời thì Ngài Liên Hoa Sanh bảo: “Ta biết các người sẽ đến mời ta rồi. Có nghiệp từ kiếp trước nên ta đã chuẩn bị sẵn sàng hết để về hoàng cung”. Trên đường đi, gặp rất nhiều thế lực ma quỷ chặn đường và cản phá vì họ sợ Phật Pháp vào sẽ tàn phá tôn giáo của họ. Và Ngài Liên Hoa Sanh với sức mạnh của mình đã hàng phục rất nhiều ma quỷ. Khi về đến hoàng cung, đức vua rất sung sướng, mời ngài xây lại tu viện.

Ngài Liên Hoa Sanh nói: “Không có vấn đề gì cả, cứ xây”. Khi nhà vua xây dựng thì rất kỳ lạ là chỗ xây ngày hôm nay, hôm sau lại thấy cao hơn, đẹp hơn. Ngài Liên Hoa Sanh nói là: “Thực ra ta đã bắt tất cả những con quỷ trước phá giờ phải xây tiếp”.

Thành ra trong trường hợp này, ma quỷ cũng được dùng để làm những công việc có ích là xây dựng tu viện. Vì khi đó ở Tây Tạng, Đạo Bon rất phát triển, cách mà Ngài Liên Hoa Sanh giáo hóa Tây Tạng không phải là tiêu diệt tôn giáo bản địa. Ngài dùng các phương pháp khác nhau để chuyển hóa những người theo các đạo khác chuyển sang đạo Phật.

Ví dụ khi các vị quan tìm cách hại Ngài thì Ngài nói với nhà vua: Hãy tổ chức một cuộc thi, nếu Phật giáo thắng thì các tôn giáo khác phải chuyển sang đạo Phật. Nếu đạo Phật thua thì ngài sẵn sàng làm đệ tử của các tôn giáo khác. Cuộc thi lý luận và phép thuật diễn ra, tất cả phù thủy địa phương đến thi đều không vượt qua được thần lực của Ngài, lý luận cũng thua xa. Như vậy, Ngài Liên Hoa Sanh đã từng bước chuyển những tôn giáo thờ đạo ma quỷ sang theo Phật giáo mà không phải đàn áp. Không phải như thế kỷ 12, khi Hồi giáo vào tiêu diệt toàn bộ Phật giáo ở Ấn Độ.

Cái mà ngày hôm nay chúng ta nói chính là dựa trên tinh thần là chuyển hóa chứ không đánh nhau để tiêu diệt cái xấu, phải tìm cách để chuyển hóa, đấy chính là tinh thần của tất cả những buổi nói chuyện này. Để giải quyết lòng tham cũng không thể tiêu diệt, nếu hiểu bản chất của nó có thể sinh ra tình thương, sự sáng tạo. Chỉ do lòng tham đi kèm với sự kém hiểu biết sẽ gây ra đau khổ. Tham không phải là cái cần tiêu diệt hoàn toàn.

Ngài Liên Hoa Sanh ở lại Tây Tạng 120 năm, Phật giáo rất phát triển. Khi Ngài rời đi, học trò mới hỏi: “Bây giờ Ngài rời khỏi Tây Tạng rồi, chúng con phải làm thế nào?”

Ngài nói rằng: “Sau khi ta đi trong vòng 100 năm, Phật giáo Tây Tạng vẫn phát triển. Nhưng khi nào chim sắt bay trên bầu trời, ngựa chạy bằng bánh xe thì Phật giáo của ta sẽ bị tiêu tàn ở Tây Tạng, nhưng nó lại rất phát triển ở xứ sở của những người mặt đỏ. Trong thời đại đấy, những người có tính cách quý tộc bị coi thường nhất trong xã hội, còn những người có tính cách của kẻ lừa đảo thì lại được coi trọng nhất.”

Con người dối nhau, lừa đảo, nói xấu nhau, làm hại nhau là chuyện bình thường và được toàn bộ xã hội tôn trọng, những điều xấu trước đây lại được tôn vinh. Những người có tính cách quý tộc tức là rất nhường nhịn, sống tôn trọng mọi người thường lại bị coi là đần độn, ngờ ngẫn, phải khôn lanh mới được tôn trọng. Những người có tính cách của ăn trộm ăn cướp, lừa đảo lại rất giàu thành ra được toàn xã hội coi trọng.

Ví dụ quan lại tham nhũng chẳng hạn, được toàn bộ xã hội đối xử tử tế. Còn những người dân bình thường, có rất nhiều người tốt bị coi thường vì họ nhìn theo tài sản. Bao nhiêu ông quan tham giờ được lên báo phát biểu ầm ĩ, những người dân chân chất bình thường, làm việc nông nhàn ít khi được lên báo.

Thời đại này nói dối nhau là chuyện bình thường. Những chuyện nói dối nhau nho nhỏ là thường xuyên, còn những chuyện to lớn như kinh doanh, chẳng hạn rất dễ nói dối nhau để đạt mục tiêu, hoặc những người muốn đạt mục tiêu bằng được cũng rất dễ nói dối người khác. Hay trên những bài phỏng vấn ca sỹ, nhạc sỹ, mọi người đọc kỹ sẽ thấy nhiều người nổi tiếng nói dối rất nhiều, tạo ra hình ảnh cực kỳ đẹp và được cả xã hội ca ngợi.

Đấy là thời đại của chúng ta, thời đại mà mọi giá trị thay đổi một cách khủng khiếp như vậy, những người tham nhũng, nói dối… được cả xã hội quan tâm. Người dân bình thường tốt nhưng không có tiền thì chẳng ai tôn vinh, thậm chí bị coi thường ngay.

Đây là lý do mà Ngài Liên Hoa Sanh nói “Trong thời đại đấy con người rất khó giáo hóa vì họ rất cứng đầu. Để giúp được con người trong hoàn cảnh kinh khủng đó tu tập được chính là giáo pháp của ta, là con đường chuyển hóa”. Những con đường khác rất khó, con đường từ bỏ, từ chối, tiêu diệt những điều xấu thì rất khó. Vì nếu tiêu diệt nó thì không sống được, như báo chí không thể tồn tại được vì báo chí sống bằng quảng cáo. Thời đại này muốn làm điều tốt mà không có tiền thì không làm được. Ngày xưa ở Tây Tạng, Thánh Tăng ăn mày, mặc sốc sếch đi giữa đường hát các bài hát tâm linh và tất cả mọi người đến nghe, cúng dường. Bây giờ thử tưởng tượng Hà Nội có một người như vậy thì sao? Không ai đến cho gì cả! Ai cũng ngạc nhiên. Thời đại này muốn giúp đỡ người khác đầu tiên phải giúp đỡ chính mình đã, phải có vật chất.

Toàn bộ xã hội vận hành trên nền tảng vật chất. Ngày xưa mọi người hát như vậy, có rất nhiều người đến cúng tiền và có thể sống cả đời, ngày nay chắc chắn là sẽ chết. Thời đại này không làm gì là chết, không có gì ăn, trong túi phải có tiền. Tại sao nói là thời đại này không thể tiêu diệt lòng tham được? Vì nó là nền tảng vận hành để sinh ra của cải, vật chất. Tuy rằng không tiêu diệt được nó, nhưng chúng ta hãy sử dụng nó để chuyển hóa và biến thành điều tốt. Đó là lý do Ngài Liên Hoa Sanh nói: “Thời đại này chỉ có giáo pháp của ta mới có thể giáo hóa được mọi người”.

3. Không để bị lòng tham khống chế

3.1. Nhận ra và biết sợ lòng tham

Từ đây có câu hỏi: Chuyển hóa lòng tham thế nào? Theo mọi người nếu chúng ta còn bị lòng tham khống chế, thì liệu chúng ta có dùng lòng tham vào điều tốt được không?

Ví dụ mình mang nhiều đồ ăn về và bảo “Tôi là người rất hào phóng, chia hết cho các em bé nghèo”. Nhưng ngồi thấy ngon quá thì cố ăn. Đấy là bị lòng tham khống chế, thấy ăn được là ăn hết. Khi bị lòng tham khống chế thì không thể nói về sự hào phóng và giúp người khác được. Mình chỉ tưởng tượng về sự hào phóng và giúp người khác thôi, làm sao mình có thể giúp người khác được khi mà bị lòng tham khống chế. Nên bước đầu tiên của con đường chuyển hóa không phải là sử dụng lòng tham ngay lập tức, vì nếu nói thế chỉ là ảo tưởng.

Bước đầu tiên là tìm cách để không bị nó khống chế. Chuyển hóa rất dễ nói nhưng vô cùng khó thực hiện. Nếu mọi người để ý, thậm chí có cả những vị sư trong chùa vẫn bị lòng tham khống chế, vẫn có xe đẹp, cô bồ ở đâu đấy, ăn mặn và nói rằng trình độ của tôi rất cao, rồi chay mặn như nhau nên ăn cả chay cả mặn. Mỗi một vị sư có vài ba cái xe, có nhiều tiền, nhiều tài khoản là chuyện bình thường. Trên báo viết một bà sư bị chết mà họ hàng đến tranh nhau 10 tỷ, xem của ai. Nếu bà ấy để trong tài khoản của chùa, thì không phải của ai để tranh nhau cả, nhưng bà ấy lại để trong tài khoản cá nhân của mình nên họ hàng đến tranh nhau xem là của tôi hay của người khác.

Thời đại này nếu chúng ta không giải quyết được sự khống chế của lòng tham thì chúng ta quên chuyện giải quyết lòng tham đi. Giải quyết sự khống chế của lòng tham bắt đầu như thế nào? Đầu tiên chúng ta phải hiểu việc khi chúng ta sở hữu những thứ không đáng có, hoặc bằng những phương tiện tiêu cực thì nhân quả chúng ta phải chịu. Nên bước đầu tiên là phải sợ lòng tham. Nếu chúng ta không sợ lòng tham thì chúng ta sẽ rất coi thường – Cứ tham đi đã rồi tính tiếp! Nhưng nếu hiểu nhân quả thì chúng ta sẽ có nỗi sợ lòng tham.

Có một câu chuyện trong lịch sử Phật giáo liên quan đến chuyện nhân quả về lòng tham mà nhân quả ngay lập tức. Ngày xưa thời Đức Phật có một ông Vua ở nước Ma Kiệt Đà, là nước mà Đức Phật sống rất gần ở đấy. Ông vua này cực kỳ tốt, luôn cúng dường, ủng hộ tăng đoàn của Đức Phật, xây dựng chùa chiền, giúp đỡ mọi người. Từ năm 31 tuổi đi tu theo Phật và tất cả mọi người đều ca ngợi ông là một vị vua mẫu mực đi theo Phật. Nhưng ông vua này lại bị chết đói bởi chính con mình bỏ đói chết.

Lúc đó mọi người hỏi Phật là: “Tại sao Phật dạy là gieo nhân lành thì gặp quả lành, ông vua tốt như vậy, toàn làm điều tốt, dân chúng được hưởng lợi mà lại chết vì bị bỏ đói?”

Phật đã kể câu chuyện ngay trong đời này của ông vua. Ông vua này trước khi theo đạo Phật là một người theo đạo Bà La Môn. Ông này rất hiếm muộn, không có con, đi nhiều nơi cầu xin một đứa con. Khi lên núi, gặp một vị đạo sĩ rất nổi tiếng nói rằng: “Nhà vua cứ cúng dường đều vào, mười năm sau tôi sẽ chết và sẽ tái sinh thành đứa con của nhà Vua”. Nhà vua khi đó chưa đi theo Phật nghĩ rằng “tại sao không chết luôn và thành đứa con của nhà vua? Tại sao không được ngay mà phải đợi 10 năm?”. Nhà vua chờ một năm thì sốt ruột quá, liền sai người lên giết chết vị đạo sĩ. Quả nhiên, vừa giết xong thì Hoàng hậu có thai. Trong giai đoạn bà vợ mang thai, mỗi khi nhà vua bị chảy máu thì hoàng hậu cứ muốn hút máu của vua. Khi lên ba, đứa bé tự nhiên cầm dao xông vào đâm bố. Nhà vua kinh hoàng quá cầm đứa bé ném từ tầng 2 xuống đất, đứa bé chỉ bị mất một ngón tay chứ không sao. Đứa bé sau này cướp ngôi và bỏ đói bố đến chết. Hậu quả của lòng tham như vậy, 30 năm ông vua làm điều tốt cũng không đủ bù lại, bị chính con trai bỏ đói mà chết.

Chỉ vì muốn được ngay – đấy là câu chuyện hậu quả của lòng tham dẫn đến làm điều tiêu cực, mặc dù không ai phạt nhà vua khi giết chết vị đạo sĩ, mà có khi chỉ Phật, ông vua và người được sai đi giết biết câu chuyện này. Dù làm điều gì không ai biết, nhưng vì nhân quả thì nó vẫn đến, nên chúng ta cần cẩn thận khi làm điều gì đó do lòng tham.

Ví dụ đơn giản, cách đây 6 năm, mình phát hiện ra rằng hóa ra mình làm rất nhiều hành động chiếm đoạt cái không phải là của mình! Ví dụ, mình muốn đọc quyển sách nên mình lên công ty mình lấy giấy của công ty in sách. Vì mình là giám đốc công ty muốn lấy bao nhiêu giấy chẳng được. Mình in một tập sách rất dầy và mang về nhà đọc rất sung sướng, rồi còn cho người khác. Công ty của tôi nhưng nếu tôi khai là lấy giấy để làm gì thì có thể được. Nhưng anh đã lấy không hiểu biết và chẳng nói gì với ai cả. Hay mình lấy một cái bút về dùng… Đây là câu chuyện nhỏ về lòng tham. Lòng tham rất dễ xuất hiện. Khi có cơ hội để tham là mình làm ngay, có cơ hội để lấy cái bút, lấy tập giấy về nhà là lấy ngay. Có thể mình không lấy tiền của công ty, nhưng lấy giấy cũng là tiền. Nhân quả thì không thoát được, mình lấy của người ta thì người ta sẽ lấy của mình, nên thỉnh thoảng mình thấy mất cái này cái kia.

Đức Phật nói rằng, có một lần Ngài đi trên đường tự nhiên giẫm vào cành cây và chảy máu. Học trò hỏi: “Con thường nghe ngài làm nhiều công đức, tại sao vẫn lại bị chảy máu chân?” Đức Phật kể là “Ta bị chảy máu vì cách đây rất nhiều kiếp ta đi trên một con thuyền buôn, có 500 ông lái buôn và một ông thuyền trưởng. Do lúc đó ta là người đã tu hành nên ta biết ông thuyền trưởng rất hận thù và sắp đánh chìm cả cái thuyền để giết tất cả mọi người. Vì lòng thương với 500 ông lái buôn kia và không còn cách nào khác nên bắt buộc ta phải giết ông thuyền trưởng. Nhân quả tốt là ta rút ngắn được 500 năm tu hành và nhân quả xấu là nay ta bị chảy máu.”

Dù Đức Phật có vô số công đức thì cũng vẫn phải chịu nhân quả. Nên lòng tham dù vô thức hay có ý thức thì không ai thoát được nhân quả. Do đó, khi có lòng tham hãy nhớ về nhân quả để cố gắng hạn chế nó. Và sau đấy, anh không dám lấy giấy tờ, lấy bút của công ty nữa. Mọi người để ý chuyện nhỏ như thế nhiều lắm. Chuyện to có thể khó xảy ra nhưng chuyện nhỏ thì rất nhiều. Nếu không tập từ những chuyện nhỏ thì dần dần thành tham ô, tham nhũng hay trộm cắp của người khác…

Bước 1 là nhận ra lòng tham, không lấy cái không phải của mình, cái không chính đáng. Từ bỏ chứ chưa cố gắng chuyển hóa. Nếu anh còn bị lòng tham không chế thì không có tư cách để nói mọi người về chuyển hóa lòng tham. Bước 1 phải nhận ra hậu quả. và nhân quả còn có vấn đề nữa là không phải nhân nào quả nấy, 1 trả 1 như kiểu kiếp trước giết người, kiếp này bị người giết. Trăm cái nhân xấu nhỏ có thể sinh ra một quả cực xấu.

Ví dụ trăm lần lấy bút có thể một lần bị ăn trộm vào nhà lấy hết đồ. Ví dụ nói dối hàng ngày, như chỉ là được mẹ hỏi con ăn chưa, bảo ăn rồi dù chưa ăn thì có thể bị lừa đảo rất lớn. Chuyện này dần dần mình giải quyết, nếu ăn rồi bảo ăn rồi, hoặc chưa ăn sợ phiền thì bảo không muốn ăn.

Mình chuyển nói dối thành nói tránh, như chuyện ông sư ngồi dưới gốc cây có thằng ăn trộm chạy qua là ví dụ. Có một thằng ăn trộm bị cả làng đuổi theo. Đến chỗ ông sư ngồi, mọi người hỏi thằng ăn trộm chạy đâu rồi, nếu ông sư nói thật là nó trốn sau lưng tôi thì sẽ bị cả làng đánh chết. Thế nên ông sư đứng lên và nói rằng “Từ lúc tôi đứng đây thì không thấy thằng trộm nào chạy qua cả!”. Động lực là vì lòng thương người, sợ thằng ăn trộm bị đánh chết chứ không phải vì ông ấy. Thế nên nếu nói tránh cho mình vẫn chưa hẳn là tốt.

Nhưng bước đầu tiên để giải quyết lòng tham là một cái nhân nhỏ của lòng tham có thể gây ra hậu quả rất lớn. Ví dụ một vị Bồ Tát nổi tiếng là Ngài Long thọ, ngài bị cắt cổ chết. Một vị Bồ tát nổi tiếng giúp đỡ người khác lại bị cắt cổ chết. Nguyên nhân vì một đời trước Ngài dùng ngọn cỏ cắt cổ một con kiến.

Hay lễ Vu Lan là ngày lễ nổi tiếng báo hiếu cha mẹ. Lịch sử lễ Vu Lan là xuất phát từ câu chuyện về Mục Kiền Liên là người học trò giỏi nhất của Đức Phật, giỏi thần thông và thiên nhãn. Khi Ngài đắc đạo, có thiên nhãn, Ngài nhìn được nhiều đời, nhiều kiếp thấy mẹ của Ngài đang nằm dưới địa ngục, vì trong đời bà ấy đã phỉ báng Phật giáo và làm rất nhiều điều xấu. Ngài quyết định dùng thần lực của mình để cứu mẹ. Đến trước mặt mẹ, thấy mẹ bị đói quá, đã cầm một bát cơm đưa cho mẹ. Nhưng khi mẹ Ngài cầm thì biến thành than đỏ không ăn được nữa. Dù đã cố gắng hết sức mà vẫn không cứu được mẹ nên Ngài mới quay về hỏi Đức Phật. Đức Phật nói rằng: “Mẹ ngươi làm rất nhiều điều xấu nên nhà ngươi thần thông có bao nhiêu cũng không giúp được mẹ, nhà ngươi hãy nói với tất cả các vị A la hán đến ngày Rằm tháng Bảy, hãy làm lễ cầu siêu cho mẹ. Sau một thời gian mẹ ngươi sẽ hết những điều xấu và được lên cõi tiên.” Đấy là lý do chúng ta có ngày lễ Vu Lan, báo hiếu, cầu siêu cho người đã mất.

Nhưng Ngài Mục Kiền Liên lại bị chết vì bị đập vỡ sọ bởi 2 tên côn đồ. Vì sao ngài lại chết bởi hai tên côn đồ? Học trò của Đức Phật mới hỏi rằng: “Tại sao ngài Mục Kiền Liên là người rất tốt, giúp đỡ bao nhiêu người mà lại chết thê thảm như vậy?”, thì Đức Phật mới nói rằng: “Các ngươi đừng buồn vì đây là ngài Mục Kiền Liên phải chịu để trả những điều xấu của mình. Điều xấu của ngài Mục Kiền Liên xuất phát từ lòng tham của Ngài gây ra. Cách đây khá nhiều kiếp, do tham tài sản của bố mẹ nên Ngài nghe lời xúi giục của vợ mình giả vờ làm cướp đánh bố mẹ mù, để bố mẹ để lại tài sản cho mình. Kiếp trước vì lòng tham khiến bố mẹ bị mù để sớm chuyển tài sản cho mình. Kết quả của đời này bị đập vỡ sọ là do nhân của đời trước”.

Do vậy, nhân quả không bao giờ sai lầm, dù người ta biết hay không biết, thì quả vẫn phải nhận. Đây là bước đầu tiên, phải nhận ra và từ bỏ, chưa cần chuyển hóa thành điều tốt vội.

3.2. Sống biết đủ và quan tâm giúp đỡ người khác

Đầu tiên là nhận thức được nhân quả, sau đó chúng ta không nên bằng mọi cách đạt được kết quả, không nên sở hữu cái mà không thực sự cần. Khi sở hữu cái không thực sự cần sẽ không mang lại hạnh phúc, mà sẽ gặp rắc rối nhiều hơn.

Ví dụ, ăn nhiều rắc rối nhiều hơn là hạnh phúc. Hay vay nợ thế chấp để mua nhà ở Mỹ có thể gây ra phá sản hàng loạt. Chúng ta nên sống cuộc sống vừa đủ thôi. Nếu chúng ta có tài sản thì hãy dùng làm mục tiêu tốt cho mọi người. Làm điều tốt thì không cần cố gắng quá nhiều, tài sản cũng có thể đến. Không nên sở hữu những thứ mình chưa cần. Ví dụ, nếu mình có nhiều tiền, thừa tiền, cảm thấy giúp ai được thì giúp, mình có thể đi giúp nhiều người mỗi tháng 500.000 – 1.000.000 đồng chẳng hạn… Nó không chỉ đơn giản là làm từ thiện, mà là dạy cho mình thói quen nếu mình có, thừa hơn mức mình cần, thì mình nên quan tâm đến người khác. Ví dụ, anh cách đây khoảng 3 năm lúc chưa lấy vợ khác bây giờ, ăn mặc tuềnh toàng hơn nhiều. Bây giờ khá hơn, ăn mặc tươm tất hơn để chiều vợ là chính. Mình thấy rằng vì sao phải cần quá nhiều quần áo làm gì? Chỉ cần 3 bộ là đủ. Mình không ngại ai chê cười rằng: ông Trong Suốt này chỉ có 3 cái áo. Mà có nhân viên của mình đã thắc mắc thế thật, thắc mắc là: “Anh có mỗi 1 cái áo hay sao ấy nhỉ? Đi gặp ai cũng thấy mặc có đúng cái áo này!”. Nhưng đối với mình 3 bộ là đủ, mà bây giờ cũng chỉ có 4, 5 bộ là cùng.

Một bạn gái: Anh của em cũng bảo về Ca sĩ Quang Thọ mỗi lần lên sân khấu cũng thấy mặc mỗi cái áo màu đỏ…

Thầy Trong Suốt: Mỗi người nên biết thế nào là đủ cho mình. Tất nhiên mỗi người một nghề nghiệp khác nhau, như ông Quang Thọ làm nghề biểu diễn có thể cần nhiều quần áo để biểu diễn thì nên có. Hay bạn nào mà hình thức của mình tác động mạnh tới công việc, ví dụ dễ gây ấn tượng với đối tác thì tất nhiên là nên có… Ý của mình ở đây là mỗi người nên biết thế nào là đủ cho mình, và mình nên quan tâm tới người khác khi thấy mình có nhiều hơn. Ví dụ như trước đây mình vẫn hay nói với mẹ là: “Khi mẹ cầm tờ báo lên thấy có trường hợp nào khó khăn nên gửi 1 khoản tiền cho một ai đấy”.

Mẹ Thầy Trong Suốt: Trước đây, khi đọc báo nhiều trường hợp có những em bé nghèo, rất tội nghiệp bị bệnh hiểm nghèo, tàn tật, muốn có những người có tâm giúp đỡ. Thầy Trong Suốt có nói là mỗi tháng nhà mình cần trích ra một triệu rưỡi để góp vào quỹ đó. Có năm thì bác làm rất đều, nhưng có khi mình không làm được. Và thầy về cứ thúc hỏi xem đã gửi chưa? Mình cứ cố gắng làm dần dần như vậy thành quen. Đầu tiên bác ghi lại xem mình có làm đầy đủ hay không. Rồi đến lúc làm thường xuyên rồi cũng không cần ghi lại nữa, và chẳng còn nhớ mình đã giúp những ai. Lúc mình giúp thì mình chỉ nghĩ đến người ta hoàn cảnh khó khăn như thế thì mình giúp thôi, cũng không nghĩ đến họ phải giúp lại. Hoặc cũng có những người mình biết được hiệu quả việc mình làm. Có những khi bác đọc báo chí thấy có những em bé tàn tật chỉ mơ ước đến mùa đông có một cái chăn làm bàn kê để vẽ vì không có bàn. Bác không nhớ hồi đó gửi cho em bé 300.000 hay 500.000, mình cảm thấy như thế nào đủ rồi. Cũng có những lần, người ta lần được số điện thoại từ chỗ mình gửi theo bưu điện, gọi điện ra cho mình. Nói chung hồi âm không có nhiều, nhưng mình cứ gửi đến đúng địa chỉ đó là được rồi. Đến bây giờ mình cũng vẫn làm việc đó.

Thầy Trong Suốt: Một trong những cách để mình biết sống đủ là quan tâm đến người khác. Nếu chúng ta không biết quan tâm đến người khác thì chúng ta không bao giờ thấy đủ. Có một cái áo sẽ muốn có hai cái áo, có một món ăn ngon sẽ muốn có hai món ăn ngon. Nhưng nếu chúng ta chỉ cần quan tâm đến những người không có, khổ sở vì chỉ kiếm được tý tẹo thì ta sẽ biết như thế nào là đủ cho chúng ta. Đấy chính là lương tri, lương tâm. Lương tri mình sẽ biết bao nhiêu là đủ, dừng lại ở đâu là vừa. Mình cũng không đến nỗi làm cái gì đấy để hạn chế chính mình, nhưng mình sẽ biết cái gì là quá và thừa thãi để cân đối lại mọi thứ. Ở bước để biết thế nào là đủ thì cách tập là hãy biết quan tâm đến nỗi khổ của người xung quanh bạn. Tự nhiên mình không cần phải làm gì hơn thế mà vẫn sẽ biết thế nào là đủ.

Giả sử để giải quyết lòng tham về vật chất hãy quan tâm đến nỗi khổ về vật chất của những người xung quanh bạn. Một cái nhỏ nhặt của mình có khi đem lại niềm vui cho những người đang khổ cả tháng trời. Khi mình sống như vậy mình sẽ dần dần biết thế nào là đủ với mình và thêm một điều nữa là mình biết quan tâm tới người xung quanh hơn.

Đây cũng chưa phải là chuyển hóa đâu, đây cũng chỉ là tìm cách giải quyết khống chế lòng tham. Vậy đấy là Bước hai cần tập: chỉ nên sống với những sở hữu vừa đủ và quan tâm đến việc giúp đỡ những người khác. Việc như thế sẽ không làm mình nghèo đi. Những việc tốt mình làm, dù không mưu cầu, quả tốt vẫn đến tự nhiên. Nó không làm mình khổ đi mà làm mình hạnh phúc hơn, kể cả không cần một tý quả nào từ nhân đấy. Mình thực sự làm vì lòng tốt, quan tâm đến đau khổ và giúp đỡ người khác.

Cách đây sáu năm, mình tập bằng cách cứ có tiền mà ai cần (tất nhiên là người ta cần với mục đích tốt chứ không phải cần với mục đích xấu) là mình sẽ đưa ngay. Thế nên cứ có tiền là tự nhiên có người gọi điện thoại đến vay tiền. Cảm thấy rất kỳ lạ, vì không ai biết mình có tiền cả, sáng có người trả tiền, tối có người gọi điện đến vay. Lúc đầu có rất nhiều thử thách, không dễ tập đâu vì thói quen tham lam vẫn còn, mình cần phải tập thực sự. Tất nhiên là tiền mình cũng cần phải dùng nuôi gia đình, việc này việc kia… nhưng khi có khoản tiền chưa cần dùng đến thì ai cần sẽ cho vay. Tập thói quen đó, đôi khi mình phải lưỡng lự vì thói quen tham mình vẫn còn.

Dần dần thành thói quen, đến mức vợ mình hơi lo lắng, kể ra mẹ vợ bảo: “Ôi sao con lại làm thế?”. Khi đó mình phải giải thích thôi, nhưng đây là một cái tập rất quyết liệt để giải quyết lòng tham. Nhưng kết quả là mình có bị nghèo đi đâu mà còn giàu lên! Mình chẳng bị nghèo đi, mặc dù hình thức số tiền được trả lại rất ít, số lần mình cho vay 100 lần thì có một lần trả lại. Tại sao? Là vì lúc cho vay mình có bảo: “Khi nào có tiền hãy trả, vì anh cho em vay tiền để em bớt khổ, chứ anh không muốn em lại bị khổ thêm lần nữa vì phải nghĩ cách kiếm tiền trả cho anh”. Đấy thế nên ít người trả lại tiền, nhưng mình rất hạnh phúc và chuyện đó không có vấn đề gì cả.

Cái mình chia sẻ là một kinh nghiệm sống mà mình có thể làm như vậy! Việc này không phải là kiếm tiền cho người khác vay và không phải là có nhiều tiền đâu. Tùy hoàn cảnh mỗi lúc, có 1 triệu, 2 triệu, 500 nghìn… mà lúc hết tiền thì bảo hết, nhưng có thì cho vay. Nên việc này cũng tùy vào hoàn cảnh mỗi người, có một vài triệu, hay có giai đoạn có 50 triệu cũng có thể cho vay kiểu này. Mình không cần bám chấp vào việc phải kiếm tiền cho người khác vay, đơn giản là nếu có tiền mà chưa dùng đến và vào đúng thời điểm có người hỏi vay thì cho vay. Chứ ngày hôm sau mà hết tiền rồi thì mình bảo: “Thôi, anh không có tiền!”.

3.3. Nhớ rằng chẳng có cái gì là của tôi

Đây là những cách để mình bắt đầu thay đổi thói quen giữ chặt lấy cái của mình. Thế còn mình cũng có thói quen cực xấu là muốn gì phải được ngay. Ngày xưa khi lòng tham của mình rất lớn, khống chế mình thì muốn gì phải có ngay lập tức, nhưng cả thèm chóng chán. Có ngay xong một lúc lại chán ngay. Ở đây thường có ai có tính cả thèm chóng chán không?

Một bạn nữ: Các bạn gái thì hay đi mua đồ, mua quần áo hay giầy dép… xong một thời gian là chán. Thường xuyên thích cái gì đó, rồi dùng một thời gian chán như điện thoại, máy tính… rồi sau đó lại chuyển cho người khác để tìm cái mới rồi lại thế…

Một bạn nam: Ngày xưa em học cấp 2, có một bạn nữ xinh xắn cùng trường, năm lớp 6, 7 tán tỉnh cô ấy. Nhưng đến lúc tán được thì lại chán và lại đi thích cô khác. Cô ấy chưa thích mình thì mình thích cô ấy, nhưng khi cô ấy thích mình thì lại chán, muốn tìm cô khác.

Một bạn nam khác: Sau khi em tỏ tình với người yêu và hôn bạn ấy lần đầu tiên em cảm thấy rất chán. Em không kể với ai, nhưng em ghi trong nhật ký và đọc lại. Vì em thấy việc đó dễ quá, và em thờ ơ với cô ấy, phải sau đó một tháng em mới nghĩ lại thấy như thế là sai. Vì em coi gốc rễ vấn đề là thấy bạn gái của mình dễ dãi là sai lầm. Và sau thấy rằng đó là kết luận vội vàng, cảm tính, bình tâm lại, em mở rộng tầm mắt, thấy nhiều điểm thú vị từ người yêu mình và không còn thấy chán nữa. Nhưng hiện giờ thỉnh thoảng vẫn thấy chán, không bằng ngày xưa nhưng vẫn thi thoảng, dù biên độ không nhiều như ngày xưa.

Thầy Trong Suốt: Chúng ta chỉ thấy thú vị khi chúng ta chưa sở hữu, chứ có xong là chán. Chúng ta cố gắng có nó không phải vì giá trị, bản chất của nó, mà đơn giản chỉ thỏa mãn cơn thiếu. Hết thiếu rồi là chán, bỏ. Không phải tìm đối tượng kia mà chỉ thỏa mãn cơn thiếu, nên đây là lý do cho việc cả thèm chóng chán. Con gái hay con trai cũng vậy. Chúng ta thường sai lầm cho rằng cái thiếu nằm bên ngoài, không hiểu rằng cái thiếu không nằm bên ngoài. Bạn nào có thể giải thích được tại sao cái thiếu lại nằm bên trong?

Một bạn nam: Thực ra mình đi ra bên ngoài, thấy những cái thiếu như người yêu, quần áo, nhà cửa, xe cộ, điện thoại… Do nó là cảm giác bất toại nguyện trong lòng, không được như ý, không tròn đầy, thế nên cứ đi tìm những cái bên ngoài để lấp đầy những khoảng trống đó. Con người dù có bao nhiêu tiền bạc, bao nhiêu nhà cửa, tiền trong ngân hàng… thì vẫn luôn luôn cô đơn. Chắc chắn là như vậy, luôn thấy bất toại nguyện, chưa sung sướng, chưa đã… cho nên đi ra bên ngoài để tìm tất cả mọi thứ, từ giờ đến lúc chết để lấp đầy khoảng cô đơn trong lòng. Nhưng đó là cuộc rượt đuổi không có hồi kết. Thực ra là cảm giác bất toại nguyện đến từ trong lòng, luôn có sẵn trong lòng rồi. Như vậy, mình hiểu được nguyên nhân nằm ở đâu, không phải nằm ngoài kia mà quay về bên trong để lấp đầy nó, không ảo tưởng đi tìm ở đâu đó. Cảm giác bất toại nguyện đó em nghĩ là bẩm sinh từ nhỏ, phần đông con người đã có cảm giác đó, chỉ trừ những con người cực kỳ hiểu biết.

Thầy Trong Suốt: Ở đây đã có bạn nào buồn rồi ăn uống rất nhiều?

Một bạn nữ khác: Em cũng đồng ý với suy nghĩ là có thể trong lòng mình từ bé đã thế. Nhà em rất đông anh chị em, bố mẹ công nhân viên chức nên từ bé thiếu thốn rất nhiều. Thế nên từ bé lúc nào em cũng thèm được ăn nhiều thứ và muốn được ăn nhiều. Sau này vẫn vậy, buồn là em đi mua nhiều đồ ăn về, mặc dù sau đó không ăn hết phải bỏ đi rất lãng phí. Em có một người bạn thì theo kiểu khác, ngược lại em, cứ có khoản tiền nào đó là bạn ấy đi mua vàng. Từ nhỏ bạn ấy thiếu thốn vật chất. Mọi người hỏi có phải do từ bé đã thiếu thốn vật chất nên như vậy không, bạn ấy thừa nhận. 

Thầy Trong Suốt: Cả hai ví dụ của em đều nói rất đúng về chuyện này. Khi thiếu một cái gì bên trong thì ta sẽ tìm đến những cái bên ngoài để lấp đầy nó. Có thể là ăn hoặc mua vàng đeo trên người hay tình cảm… Có nhiều người yêu người khác cũng chỉ vì thiếu tình cảm. Rất hay có trường hợp một anh vừa chia tay một cô xong lại yêu ngay cô khác, vì lúc đó là lúc thiếu tình cảm nhất. Đang có đầy đủ xong thiếu luôn, thì chúng ta lập tức đi tìm cái bên ngoài để lấp đầy cái thiếu bên trong.

Thế nên khi chúng ta bớt thiếu rồi thì bên ngoài chán ngay. Ví dụ bạn nam vừa kể hôn được cô ấy xong thấy chán. Vì chưa hôn ai bao giờ nên được hôn xong là sẽ thấy hôn cũng bình thường thôi, nên hôn xong là thấy chán ngay. Chúng ta luôn đi tìm cái bên ngoài để lấp đầy cho những thiếu thốn bên trong. Như vậy là chúng ta đang đi tìm một ảo giác, cái gì đó bên ngoài lấp đầy cái trống vắng bên trong tôi. Nhưng cuối cùng không có ai thỏa mãn những điều đấy cả.

Vậy nảy sinh câu hỏi, cái thiếu bên trong xuất phát từ đâu? Cái thiếu thốn bên trong là cái mà hầu như người nào cũng có, kể cả Đức Phật lúc chưa giác ngộ cũng có cảm giác đó. Lúc nào bên trong con người cũng cảm thấy mình không đầy đủ và đi tìm kiếm thêm. Ví dụ, ngồi một lúc trong phòng chán, bật ti vi lên xem, rồi lại chán quá và đi chỗ khác… Bên trong ta cảm thấy thiếu thốn, không đầy đủ và ta muốn tìm kiếm ra bên ngoài để bù vào.

Cái thiếu bên trong đó đến từ đâu? Từ suy nghĩ của con người phân chia thế giới làm hai phần: Tôi và những cái bên ngoài. Tôi là những cái bên trong phần da, bên ngoài là những cái không phải là tôi. Phân biệt thế giới làm đôi sinh ra những cái của tôi và không phải của tôi.

Ví dụ, hỏi mọi người là điện thoại này của ai? Ai cũng nghĩ của Trong Suốt vì Trong Suốt đang sử dụng. Nhưng chỉ hai phút sau bị cướp giật, thế không còn là của Trong Suốt rồi. Như vậy nó chỉ tạm thời là của Trong Suốt, chứ không phải là của Trong Suốt.

Mọi người ở đây có ai đang hít thở không?

Mọi người: Tất cả!

Thầy Trong Suốt: Không khí hít thở là của ai?

Mọi người: Của chung, không của ai cả!

Thầy Trong Suốt: Mình tưởng hít vào thở ra là của mình? Hay cái đống không khí hít vào và thở ra có phải của mọi người không? Hay của người khác, hay là mình đi mượn của vũ trụ, của thiên nhiên? Khi không khí trong người mình thì chúng ta cho là của mình, khi ra ngoài thì chúng ta cho là không phải vì không ở trong người mình. Vậy bản chất không khí là của ai, của mình hay của vũ trụ? Mình luôn luôn phân định của mình hay của ai đó!

Bản chất cái không khí, điện thoại này là của ai? Thực ra là chẳng của ai cả. Điện thoại tồn tại từ tay người này sang người khác, rồi hỏng mất. Thế mà mình lại luôn nói rằng cái này của tôi, cái kia của người khác. Bây giờ mình hỏi mọi người: Mắt này của ai, của Trong Suốt đúng không ạ? Ví dụ ngày nào đó anh cho mắt này cho cô nào đó để thay mắt thì không còn là của anh nữa. Nói là của ai cực kỳ khó. Mắt này của anh tại sao anh nói là “Mắt ơi chảy nước ra đi mà không chảy?”. Nếu là của anh thực sự, anh sẽ phải điều khiển được nó. Hay nói “Tay ơi hãy chảy máu cho ta mau”. Thế nó đâu phải là của mình. Mình cảm giác tay chân… là của mình vì nhiều khi mình chỉ đạo nó nghe theo, khiến mình ảo giác 100% là của mình và mình bảo nó phải nghe theo. Đây là ảo giác!

Chỉ là theo quy ước nào đó là của tôi thôi. Tim không phải là của em, suy cho cùng không có thứ gì là của mình. Nhưng tâm luôn luôn nói cái này là của nó, cái này không phải là của nó. Vì thế sinh ra cảm giác luôn luôn bất toàn, thiếu thốn. Đấy là lý do tại sao ai cũng cảm thấy thiếu thốn. Lý do là suy nghĩ của mình. Bằng lý do không đúng đắn chia ra là cái này là của tôi, cái này không phải là của tôi. Khi nó bảo thế sẽ lập tức thấy thiếu thốn. Không phải của tôi nên chỉ có ít thế này thôi, xung quanh lại có rất nhiều. Cái đó gọi là vô minh.

Một bạn trai: Cái tôi và cái ta khi một đứa trẻ sinh ra đời lập tức nó đã có sở hữu phân biệt.

Thầy Trong Suốt: Đứa bé mới sinh ra ít phân biệt. Ví dụ một đứa bé mới sinh khoảng từ 3 đến 6 tháng, nếu mình đội cho nó cái mũ, nó sẽ không phân biệt đâu là cái mũ, đâu là đầu nó. Mà nó nghĩ là cái mũ cũng là phần thân thể nó chứ không có sự phân biệt cái thân thể của nó khác với cái mũ đâu… Nhưng càng lớn lên thì do người lớn phân biệt, hoàn cảnh xã hội phân biệt.

Chuyện phân biệt ra cái của tôi và cái không phải của tôi là do thiếu hiểu biết, mà nhà Phật gọi là vô minh. Vô minh ở đây là thiếu hiểu biết, hiểu nhầm cái này là của tôi, cái này không phải là của tôi, rồi sinh ra bất toàn, thiếu cái này cái kia, không toại nguyện, đi lấy cái của người khác là của mình.

Hoặc kiểu thứ hai là không thích cái gì đó. Vô minh gọi là “Si”. Muốn lấy cái gì, sở hữu cái gì gọi là “Tham”. Và không thích cái gì đó, muốn bỏ cái gì đó gọi là “Sân”. Cái suy nghĩ cắt đôi thế giới ra, dù suy nghĩ một lúc xong sẽ thấy chẳng có cái gì chia đôi ra được. Nếu sau buổi ngày hôm này có bạn nào nhớ rằng “chẳng có cái gì là của tôi” thì đau khổ giảm đi rất nhiều. Nếu bạn nào lẩm nhẩm đọc suốt ngày “Không phải của tôi. Không phải của tôi” thì mất điện thoại không đau khổ lắm, vì có phải của tôi đâu. Tất nhiên khi cần dùng có thể đi mua cái khác, nhưng mình chỉ coi nó là dùng tạm mấy năm thôi, thì chẳng may ai lấy mất của tôi thì không thấy khổ lắm. Nhưng nghĩ là của tôi thì thấy mất mát rất nhiều và rất khổ sở.

Một bạn trai: Vô minh là thế nào?

Thầy Trong Suốt: Vô minh: tự nhiên là vô minh, bất giác là vô minh. Tự nhiên đang ngồi có suy nghĩ về cái tôi xuất hiện, không có khởi đầu của vô minh. Không phải vũ trụ sinh ra từ khi có vụ nổ Big Bang đâu. Từ trước vụ nổ thì là cái gì – chẳng ai biết cả! Nên có một số khái niệm không có điểm đầu. Vô minh là khái niệm không có điểm đầu, nhưng có điểm kết thúc, giác ngộ thì sẽ có điểm kết thúc vô minh.

Quan tâm đến cái khổ của người khác cũng là cách giải quyết vấn đề của cái tôi và cái không phải của tôi. Khi mình quan tâm đến cái người khác cần, người khác mong muốn chính là mình giảm bớt sự quan trọng của cái tôi cần.Tôi không cần, người khác cần thì liệu tôi có thể nhường cho người khác không? Tuy nó không giải quyết tận gốc, nhưng sẽ giải quyết sự bám chặt lấy cái của tôi. Vẫn còn nghĩ là của tôi nhưng bớt sự bám chặt, nghĩa là hoàn cảnh phù hợp tôi vẫn sẵn sàng chia sẻ với người khác. Cách tập thì có nhiều cách. Các bạn có thể dùng một số tiền nào đó, 100.000, 200.000… chẳng hạn, không quan trọng số tiền bao nhiêu, mà quan trọng là ý thức chia sẻ nỗi khổ với người khác. Thế giới quá đau khổ, đến nỗi có một trăm tỷ đô la cũng không cứu được sự đau khổ của thế giới, nhưng mình có ý thức rằng mình chia sẻ phần của mình cho người khác và quan tâm đến nỗi khổ của người khác, đấy là cách tập để giảm bớt lòng tham.

4. Hai cách chuyển hóa lòng tham

Thầy Trong Suốt: Chuyển hóa lòng tham không phải là việc muốn là làm được ngay! Mình là người rõ ràng của việc này. Ngày xưa mình hô khẩu hiệu ở công ty cũ dán lên tường là “Làm luôn”.

Thế làm thế nào để giải quyết được, có hai cách: thông thường và bí mật.

4.1. Cách thông thường

Nhận thức là cái gì muốn có ngay sẽ không thể có được! Làm sao mình thành công ngay được, vì dù cố đến mấy mà không đủ duyên. Đầu tiên, cái thông thường đặt ra là mọi thứ trên đời này không thể có luôn được, phải có đủ duyên, đủ điều kiện mới xuất hiện, mới hình thành được.

Ví dụ cây chỉ lớn khi đã từng có gieo hạt nảy mầm trên mảnh đất, chứ không thể cố hết sức tưới nếu chưa gieo hạt, thì làm gì có cây đấy. Không gieo nhân thì không thể có quả, mọi thứ trên đời diễn ra phải có đủ duyên. Ví dụ về tình yêu, có những người yêu nhau mà không thành, hoặc yêu người ta nhưng không được yêu lại, yêu lâu rồi nhưng cuối cùng không cưới được nhau… Ngày xưa mình có cô bạn gái suýt cưới, đã đi xem ngày, nơi tổ chức đám cưới. Năm 2006, mình nói là những cái trò xem phim chỉ là phù phiếm, thế là cô ấy xa lánh mình luôn. Đã có kế hoạch cưới, đi thuê cả địa điểm, vẫn yêu nhau nhưng có khoảng cách rồi chia tay nhau. Về sau mình mới hiểu tại sao. Mình có một người bạn cao siêu bảo các đời trước cô ấy có hai đời là chồng của mình: Một đời là pháp sư còn mình là vợ. Một đời là họa sĩ nổi tiếng và mình là vợ, một đời là bạn chiến đấu cùng bảo vệ một tôn giáo nào đó. Cái duyên đấy không đủ để ở đời này mình và cô là vợ chồng. Còn cô vợ hiện tại của mình này là 8 đời trước đều là vợ của mình. Đến đời này gặp mình là cô ấy quyết định cưới luôn, không yêu đương, hẹn hò, nắm tay gì cả. Cô ấy gặp rồi hỏi “anh có lấy em không?”, thế là mình đồng ý. Mình cảm thấy đủ duyên rồi, hợp thế là mình lấy. Tôi biết việc muốn ngay là vô lý rồi vì đủ duyên mới có được.

Một bạn nữ: Câu chuyện bạn em yêu một anh, hai người đều là mối tình đầu rất thắm thiết. Nhưng bạn nữ có vấn đề sức khỏe nên mẹ anh kia không đồng ý. Hai bạn vẫn ngấm ngầm yêu nhau và đến một ngày quyết định cưới, đã đặt cỗ ở khách sạn La Thành, chỉ chưa mua nhẫn, đăng ký kết hôn… Trước ngày cưới một tuần có việc xảy ra, mẹ anh kia từ quê lên. Bạn nữ sang gặp mẹ anh này và nhận được sự đối xử hơi lạnh nhạt của anh này, anh này khúm núm sợ mẹ, không dám bảo vệ hay dẫn bạn gái lên gặp mẹ. Bạn ấy về sau quyết định hoãn cưới và hai người giờ đã lấy hai người khác.

4.2. Cách bí mật

Thầy Trong Suốt: Muốn ngay không thể được. Càng muốn ngay càng khổ. Thế nên bạn nào muốn ngay thì nhớ đến câu chuyện này để thư giãn. Đây là cách thông thường, còn có cách bí mật, hơi khó, cần phải hiểu mới tập được. Ai có câu chuyện gì về việc muốn ngay không? Mọi người kể ra xem sao?

Một bạn nữ: Trạng thái vô thường, người Nhật Bản suy nghĩ vô thường về mọi thứ, cái gì đến sẽ đến đi sẽ đi. Hạnh phúc đau khổ đến đều không quá vui mừng hay buồn não…

Một bạn nam: Em đang thay đổi sản phẩm và muốn tìm ra một người làm cùng ngay. Em tạm chấp nhận chưa có, nhưng vẫn không thoải mái.

Thầy Trong Suốt: Mình sẽ có cách giải quyết mong muốn một cách khéo léo hơn. Đây là cách bí mật. Trước khi nói điều này, mình nói về vô lường. Vô lường là mình không lường trước được điều gì. Có ai trong đây chắc chắn 100% rằng ngày mai mình sẽ sống không?

Chúng ta không thể hoàn toàn lường được chính xác điều gì xảy ra. Có ai đảm bảo rằng ngày mai 100% sẽ không chia tay.

Em Nguyên: Không vì chắc gì đã có ngày mai, có thể ra đường ngã xe thì sao?    

Thầy Trong Suốt: Có ai đảm bảo rằng ngày mai bạn trai hay bạn gái tôi không ngoại tình không?

Một người có thể đồng ý là không lường trước được điều gì không? Có ai dám chắc chắn ngày mai tôi không thể trở thành Tổng thống Mỹ được? Vô lường là không thể lường trước được điều gì sẽ xảy ra cả tốt và xấu.

Vô lường là bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, kể cả là điều xấu hay điều tốt. Không phải chỉ có điều xấu, ngày mai xe cán chết… ví dụ có thể ngày mai Trang mua được cái túi mà hôm nay không nghĩ là mua được. Cách bí mật là chúng ta hãy tưởng tượng rằng điều chúng ta muốn đã xảy ra rồi.

Trang tưởng tượng: Cái túi đó sẽ màu đen, dài khoảng 30cm, rộng 50cm, hình đan nhau, bên trong có hai ngăn, một ngăn kéo khóa. Khi em mang túi đó đi thì trông rất hợp với em, em thấy rất sướng. Mọi người sẽ hỏi Trang đi mua túi ở đâu mà đẹp thế.

Tuấn tưởng tượng: Em tìm đối tác nam hay nữ đều được. Bạn đó là bạn nam, tên là Bình, cũng bình thường, thói quen giản dị, dân công nghệ, có cùng đam mê với em, cùng quan điểm phải làm thứ gì đó ra hồn mà không cần thu lại kết quả quá sớm. Bạn ấy có sự máu lửa, thậm chí máu lửa hơn em. Đó là cái cuốn hút người khác, có khả năng lập trình rất tốt, có thể hỗ trợ em thực hiện một số ý tưởng. Phong cách bạn ấy rất giản dị, không quan tâm nhiều lắm đến quần áo, có thể là sơ mi hoặc đồ thoải mái. Bạn ấy cao khoảng 1m72. Em không tưởng tượng đến điều sau bao lâu bọn em sẽ thành công. Gặp bạn ấy em không vui, bình thường thôi nhưng có cảm giác thoải mái và tin cậy. Bằng sự tưởng tượng em cảm giác thấy sự thoải mái bây giờ.

Thầy Trong Suốt: Tập là mình muốn gì đó, rất muốn, thì thay vì việc mình phải làm, hay ngồi suy nghĩ là khó lắm, làm sao tôi có thể làm được… hoặc chờ đợi thì mình làm điều ngược lại là tưởng tượng đã có được nó rồi. Hãy tưởng tượng một cách thật chi tiết. Ít nhất là giúp mình thoải mái, khá hơn thì đạt được kết quả. Đầu tiên hãy tưởng tượng một cách rất chi tiết như trong trường hợp của Trang là rất giỏi, có hai khoang, 30cm… Mấu chốt là phải tưởng tượng được cảm giác khi mình có nó. Tưởng tượng chi tiết như thế nào để hỗ trợ cho việc mình có thể có cái cảm giác khi mà mình có nó. Nhờ chi tiết nên cảm giác mới thật. Và sau đấy mình nhắc mình rằng do tính chất vô lường nên điều này có thể xảy ra. Đây là bài tập bí mật.

Cách đầu tiên là cách thông thường, phải đủ duyên sự việc mới có thể xảy ra rồi sau đó mới tập bí mật.

Một bạn nam: Trước xem bộ phim có anh chàng đi du lịch, bị kẹt ở núi đá, nếu không thoát ra được thì anh ta sẽ chết. Anh ta dùng dao nhíp cậy núi đá, đến mức dao nhíp hỏng, không cậy được nữa. Sau đó dùng giải pháp cắt cánh tay anh ta, nhưng dao nhíp không cắt được nữa. Mấy ngày sau anh ta phải dùng mũi nhọn chính tay mình trước xong bẻ từng cái xương một. Khi anh ta bẻ xong cánh tay dứt ra được, em cảm giác sợ không tài nào chịu nổi, không dám xem nữa mặc dù trước đó xem phim kinh dị em không sợ. Bây giờ kể lại em vẫn thấy sợ.

Thầy Trong Suốt: Khả năng tưởng tượng của em rất tốt và tập phương pháp bí mật là rất tốt. Có buổi nào đó anh sẽ nói về phương pháp bí mật tưởng tượng để giải quyết đau khổ.

5. Điều gì xảy ra khi bí mật tưởng tượng?

Hôm nay tập bí mật tưởng tượng những điều tốt lành để giải quyết lòng tham. Khi chúng ta muốn cái gì đó quá thực ra không phải là muốn đối tượng đó, mà là muốn cảm giác khi có nó như thế nào. Ẩn dưới việc muốn sở hữu cái gì đó là mình muốn trải nghiệm cảm giác có nó như thế nào. Mình muốn có cảm giác về đối tượng.

Khi mình dùng sự tưởng tượng ra cảm giác đấy thì có 2 điều xảy ra:

Một là mong muốn được làm dịu đi, do mình tưởng tượng ra và có một phần cảm giác có được việc đó rồi. Ở đây sẽ tùy thuộc vào năng lực tưởng tượng của mỗi người. Cao siêu thì tưởng tượng xong là có cảm giác luôn. Tưởng tượng khá thì sẽ có một phần cảm giác đấy, nhưng kiểu gì cũng sẽ có ít nhất một phần cảm giác. Các vị sư Tây Tạng tập phương pháp này rất nhiều. Mong muốn được làm dịu, dù vẫn còn cảm thấy cần phải có nó, nhưng nó giải quyết được sự khó chịu trong mình. Trước đây mình khó chịu là vì mình chưa có được cảm giác đấy, giống như mình khát vậy. Giờ thì mình đã có được cái cảm giác khi có được việc đấy, nên như việc mình đã được uống một cốc nước thì cơn khát sẽ đỡ hẳn ngay. Nếu mình có khả năng tưởng tượng sẽ giải quyết được một phần cơn khát, cơn tham giảm đi. Tùy vào năng lực của mỗi bạn, ví dụ như bạn Thành tập thì sẽ rất siêu. Anh tập rất nhiều vì anh có lòng tham rất là mạnh mẽ. Muốn công ty thành công thì tưởng tượng cảm giác khi thành công như thế nào. Muốn có xe đẹp tưởng tượng xem khi mình dùng nó thế nào. Và cứ tập đi tập lại nhiều lần thì cảm giác muốn có ngay sẽ dịu hẳn. Lúc đó chỉ còn mong muốn chứ không còn cảm thấy khó chịu khi chưa có được.

Tại sao phương pháp này là bí mật? Vì điều này diễn ra bên trong không ai biết và phải tập đúng. Nếu tập nhiều mà không đúng thành ảo tưởng. Phải nhắc mình bước 1 đã, biết rằng có đủ duyên đã mới có thể xảy ra, nếu không sẽ sai.

Điều thứ hai rất hay, đặc biệt đối với những người mới vào đời. Nó nhắc nhở mình về nhân quả: phải có nhân tốt rồi mới có quả. Nó nhắc mình làm cho nhân tốt trước đây nảy nở nhanh hơn. Giả sử trong quá khứ mình có một nhân tốt, ví dụ mình có mong muốn sở hữu cái túi thì nhờ có tưởng tượng mình làm cho nó nhanh xảy ra hơn. Còn nếu không có ý nghĩ sở hữu cái túi thì nhân tốt còn lâu mới xảy ra. Theo mọi người tại sao lại nhanh hơn?

Một bạn nam: Vì một ý niệm có thể tác động tạo ra các điều kiện để có nó.

Thầy Trong Suốt: Đây không phải là nhân mà là duyên, là một phương pháp kỹ thuật để làm nhân tốt nó có thể xảy ra nhanh hơn.

Một bạn nam: Khi tưởng tượng tôi có cảm giác hưng phấn, thôi thúc hành động quyết liệt hơn và do đó đạt hiệu quả nhanh hơn rất nhiều.

Một bạn nam khác: Khi tưởng tượng mình được giải phóng khỏi mong muốn đó, suy nghĩ thông suốt đặt ra ngoài mong muốn, hành động đúng hơn.

Thầy Trong Suốt: Chính xác: Một cái nữa là mình bớt bị ám ảnh bởi mong muốn, nên mình tập trung vào hành động và hành động sáng suốt hơn. Còn một điều cao siêu hơn nữa?

Một bạn nữ: Khi mình tưởng tượng, được giải phóng, có suy nghĩ tốt hơn. Khi tham lam, khó chịu, sẽ có hành động xấu, sinh ra nhân xấu và sẽ có kết quả xấu. Tưởng tượng tốt sinh ra nhân tốt và có kết quả tốt.

Thầy Trong Suốt: Tốt, giống ý của hai bạn trên. Mình sẽ không bỏ cái muốn đó, nhưng không bị ám ảnh, bớt bị che mắt bởi lòng tham hơn, không bằng mọi thủ đoạn để có nó nên có những biện pháp đúng đắn để đạt được.

Một bạn nữ: Nhờ sự tưởng tượng mình có nhiều cách thức để làm hơn. Khi tập mình tưởng tượng nó xảy ra như thế nào, sự sáng tạo được phát huy.

Thầy Trong Suốt: Đúng. Khi tưởng tượng là quá trình kích thích sự sáng tạo mạnh mẽ, tưởng tượng là phá bỏ rào cản bên trong đầu mình. Ví dụ như làm sao tôi có thể có được cái túi đó, làm sao tôi có thể có được anh bạn đấy… thì đó là những rào cản, nhưng khi mình tưởng tượng thì các rào cản được phá, và khi đó sự sáng tạo được sinh ra. Đây là một giải thích tốt, còn ai có giải thích khác không?

Một bạn nữ: Em nghĩ việc này còn liên quan đến luật hấp dẫn. Khi mình có năng lực tưởng tượng lớn thì việc mình muốn làm sẽ dễ đến với mình hơn.

Thầy Trong Suốt: Gần đến chỗ mình nói rồi. Điều này thuộc về lý do logic của nó. Đây là lý do logic thông thường, còn ai có giải thích nào khác không? Hay ai có muốn nghe lý do bí mật của nó không?

Một bạn nam: Bình thường khi đủ nhân duyên mới có kết quả nhưng khi mình tưởng tượng rồi sẽ giúp cho quá trình tập hợp những cái duyên trở lại để thu thập. Bởi vì mình đã tưởng tượng có quả rồi, nếu có nhân rồi thì nghiễm nhiên quá trình đó duyên sẽ tới để tạo nên kết quả, do sức mạnh của mình tập trung vào đó. Mình đã mặc định là mình có rồi, nên một loạt các nhân duyên sẽ kéo tới. Nếu có nhân sẽ tạo thành kết quả.

Thầy Trong Suốt: Bắt đầu đi vào sâu sắc hơn. Khi tưởng tượng đã là gieo nhân của việc xuất hiện điều đó trong đời mình. Mình đã gieo nhân về hình ảnh, cảm giác của nó… đấy là nhân để đẩy quá trình diễn ra nhanh hơn. Nếu giả sử sau nhân đấy, mình làm thêm nhiều điều tốt, điều đúng để đẩy thêm nhiều nhân tốt thành kết quả. Còn ai có thể giải quyết sâu sắc hơn?

Bước thứ nhất là mình không còn ám ảnh nữa.

Bước thứ hai là mình bắt đầu gieo nhân mới.

Bước thứ ba là mình sáng tạo hơn, phá rào cản ra. Mình nghĩ chi tiết nên mình phải sáng tạo. Bạn nào có thể có giải thích nào tiếp không?

Một bạn nữ: Mình tưởng tượng ra rồi thì nó có kết quả rõ ràng trước mắt, tập trung đi sâu vào nó, bỏ qua những thứ xung quanh.

Một bạn nam: Em xem một tài liệu nói: Khi suy nghĩ tạo năng lượng, nó có bước sóng, khi đó có độ rung và tạo ra cộng hưởng. Một bộ phim nói đến một anh, anh đó dán cái bảng nói về tất cả các mục tiêu trước bàn làm việc. Mỗi khi nghỉ anh ta nhìn bảng mục tiêu, trong đó có mục tiêu anh ta muốn có một ngôi nhà. Có một điều bất ngờ là sau vài lần chuyển nhà anh ta có một ngôi nhà. Khi đó các con của anh ta giở thùng đồ cũ ra và thấy một bảng mục tiêu có bức ảnh chụp đúng hình ảnh ngôi nhà bây giờ anh ta đang ở.

Thầy Trong Suốt: Ví dụ của em rất tốt, cái tưởng tượng có thể xảy ra hoàn toàn giống với thực tế!

Một bạn nữ: Trước đây mỗi lần em ngủ mơ thì thấy những việc xảy ra đúng trong giấc mơ, con người, sự việc, khuôn mặt đúng như thế. Bên trong có những linh cảm như thế. Không biết có phải từ kiếp trước? Kiếp này đúng như thế, hoàn toàn vô thức chứ không phải em mơ tưởng điều đó xảy ra. Có thể liên quan đến câu chuyện mình đang nói.

Thầy Trong Suốt: Có liên quan, rất liên quan là khác!

Một bạn nam: Em nghĩ là tất cả những kinh nghiệm, cảm xúc trải qua trong cuộc đời này, vui sướng, khổ đau… Những hoàn cảnh sống mình đã ở trong đó đều là những kinh nghiệm mà chỉ là trạng thái tâm lý bên trong tâm mình thôi. Mọi sự vật hiện tượng mình kinh nghiệm trong cuộc đời thực ra đều là thứ kinh nghiệm thông qua trạng thái tâm lý trong đầu mình.

Ví dụ, cùng một sự việc nhưng trạng thái tâm lý của mỗi người khác nhau thì hiện thực xảy ra khác nhau. Do đó cái mà ta gọi là hiện thực thì thực ra chỉ là các trạng thái tâm lý xảy ra trong đầu. Ví dụ như ngày hôm nay, em cảm thấy trạng thái tâm lý của em rất vui vẻ thì em thấy buổi này rất vui vẻ, nhưng ngược lại, bạn nào thấy chán thì hiện thực của bạn ấy là rất chán.

Như vậy cái hiện thực tưởng là cố định, cứng nhắc nhưng thật ra rất lỏng lẻo, và hoàn toàn phụ thuộc trạng thái tâm lý của chúng ta. Nếu chúng ta muốn kinh nghiệm điều gì trong cuộc đời thực thì chỉ cần thay đổi trạng thái tâm lý bên trong ta. Ví dụ khi nghĩ về một sự việc đã xảy ra trong quá khứ với hai trạng thái tâm lý khác nhau thì hai hiện thực đó là hoàn toàn khác nhau.

Tương tự với hiện tại cũng vậy. Trong tương lai nếu chúng ta muốn kinh nghiệm điều gì đó mà chúng ta gọi là hiện thực, thì việc đầu tiên là chúng ta có thể kinh nghiệm bằng trạng thái tâm lý trong tâm. Chính trạng thái tâm lý trong tâm của ta sẽ góp phần tạo ra hiện thực xuất hiện. Khi tưởng tượng là quá trình chúng ta đã gieo các nhân, các suy nghĩ tạo ra kết quả xuất hiện. Khi kết quả xuất hiện cực kỳ rõ ràng sinh động, cụ thể, chi tiết, sâu sắc… thì nó không còn là tưởng tượng nữa mà trở thành hiện thự. Giống như người ảo giác, sống hai thế giới, mọi người nghĩ là ảo tưởng nhưng nó lại rất thực với họ.

Toàn bộ hiện thực bên ngoài mình hoàn toàn có thể tạo ra bằng trạng thái tâm lý. Đây chính là quá trình mình gieo nhân để góp phần tạo quả. Cho nên em nghĩ nếu mọi người hiểu toàn bộ kinh nghiệm trải qua trên thế giới hoàn toàn là tâm thì có thể tưởng ra tương lai. Đây là cách nhanh nhất để tạo ra kết quả.

Ví dụ, khi mình làm trong thực tế, phải mất công sức và có khi là thời gian rất lâu mới có kết quả, thì quá trình tưởng tượng giống như một người nhảy thẳng vào kết quả và kinh nghiệm ngay vào thời điểm hiện tại. Giống như đi tàu tốc hành và nhảy thẳng vào kết quả. Dùng kết quả chín ép để tạo ra hiện thực.

Thầy Trong Suốt: Bây giờ mọi người cố nhìn micro này thành màu xanh đậm. Hoặc hơi xanh đậm một chút cũng được (Micro đang là màu đen). Hơn 10 người làm được.

Đố mọi người biết con ong mắt vàng thấy vật này màu gì? Nó thấy màu vàng, không giống con người. Thế thực sự cái này nó màu gì? Bàn này cứng hay mềm? Với mình thì cứng nhưng đối với con mọt thì ăn rất mềm, rất ngon. Bãi phân với mình rất bẩn, nhưng với con giòi thì đấy là thiên đường.

Quay lại câu chuyện, thế thì tưởng tượng là thật hay giả? Cái mình tưởng tượng ra thì chắc là giả. Ở đây có ai nhớ giấc mơ của mình hôm trước, có ai thấy rất thật không? Trong giấc mơ thấy rất thật nhưng vào đời lại thấy giấc mơ là giả. Cái ông trong mơ thì thấy ông trong đời là giả.

Vậy lấy gì đảm bảo cái mình tưởng tượng không phải là thật? Theo mọi người? Không có gì để đảm bảo cả!

Đây để nói sự bình đẳng giữa tưởng tượng và thực tế. Bây giờ lời nói của tôi không phải của tôi, nhưng một lúc sau thấy chẳng cái gì của tôi nữa. Tưởng tượng cũng vậy, hai cái thật – giả bình đẳng với nhau. Thực ra cái gì là thật hay giả là do cảm giác của mình đối với nó mãnh liệt hay nhạt nhòa. Cái gì mãnh liệt hơn cái đó thật hơn.

Về mặt nguyên tắc là bình đẳng, nhưng đối với riêng mỗi người, cảm giác nào mãnh liệt hơn sẽ thật hơn. Giống như cảm giác cái bàn trong tưởng tượng của mình không thật bằng cảm nhận cảm giác bằng việc mình sờ trực tiếp vào cái bàn như ở ngoài đời, nên mình thấy cái bàn trong giấc mơ là giả, còn cái bàn ngoài đời mình sờ được và cảm thấy cứng là thật.

Như vậy độ mãnh liệt trong cảm giác của một cá nhân, nó tạo cho mình cái gì là thật hay giả, chứ không phải thật – giả thông thường nữa. Nên bằng cách nào đó mình thúc đẩy cảm giác mãnh liệt xuất hiện thì mình sẽ có một cảm giác thực tại mới. Nhà Phật nói rằng, tất cả mọi thứ trên thế giới này hoàn toàn là do tâm mình tạo ra mà thôi, đều do mình tưởng tượng ra hết, nghĩa là đều do tâm diễn dịch ra hết. Ví dụ như tâm con mọt sẽ thấy cái bàn này mềm, thì mềm chính là do tâm tạo, còn đối với con người cái bàn là cứng, thì cứng là do tâm tạo ra. Như vậy bản chất mọi thứ đều không biết chắc chắn thật – giả nhưng cái cách mình cảm xúc với đối tượng tạo cho mình cảm thấy đối tượng là thật hay giả. Giống như việc gõ vào bàn có cảm giác đau tay nên nói nó cứng.

Cái giữa thực tại và tưởng tượng không có khoảng cách xa như mọi người nghĩ. Đấy là lý do có nhiều người tưởng tượng ra được điều mình muốn ngoài đời. Do họ huân tập nhiều, dần dần sự tưởng tượng biến thành cái thật. Nên cái mà mình cho là thật thực ra chỉ là quá trình mình dùng các cách khác nhau để huân tập cảm giác đó, để cho tập cảm giác đấy trở thành thật. Còn nó thật xảy ra ở đâu đó thì tùy, có thể ở trong mơ hay trong cuộc sống. Mặc dù cái thật này cũng chỉ là giả, là cảm giác thôi.

Một bạn nữ: Em thường xuyên có một thói quen là khi em mong muốn cái gì quá thì tối nằm mơ luôn. Nhưng chỉ là mơ không, không thành thật.

Thầy Trong Suốt: Đấy là cái thật biến thành mơ, và do em tập chưa đủ sâu sắc và đủ mạnh. Nếu em biết cách, nó sẽ biến thành thật. Biết cách là phải hiểu nhân quả nữa, chứ không phải chỉ có tưởng tượng, mà quên phần nhân quả thì kết quả nó không xảy ra ở đây được, mà cái quả đấy chỉ xảy ra trong giấc mơ. Vì trong giấc mơ, mọi thứ nó có cảm giác loãng hơn thực tại, nên việc đó giống như là mình đang chỉ có ý nhân, nên nó chỉ cho ý quả thôi. Như việc mình nghĩ mãi về cái túi thì mình không thể có cái túi được mà mình phải có hành động.

Do thực tại cái thật và cái tưởng tượng rất gần với nhau, nên nếu mình khéo léo gieo những cái nhân tưởng tượng, cộng với nhân là hành động trong cuộc sống nữa thì sẽ dễ và nhanh gặt hái kết quả. Trong bản chất, thật và mơ cũng chỉ là hai cái tưởng tượng. Cảm giác và suy nghĩ hòa quyện với nhau thành cái gọi là thực tại.

Một bạn gái: Em có một chút thắc mắc, em cảm giác em là người có trí tưởng bở nhiều hơn. Bất cứ việc gì khi có cơ hội xảy ra thì em sẽ tưởng tượng ra kết quả to đẹp thế nào, hay mình sẽ làm nó ra sao. Hay giấc mơ cũng vậy, sáng hôm sau khi mơ phải thường xuyên xem lại xem đó là mơ hay thật, và phải tìm lại các vị trí mình vừa trải qua trong mơ để thấy nó đúng là thật hay mình đã mơ. Em hay tưởng tượng ra kết quả tốt nhưng thực tế xảy ra không đúng như ý muốn.

Thầy Trong Suốt: Đó là vì không đủ các duyên khác. Như khi nãy anh có nói cách giải thích của bạn nào đó là không đầy đủ, vì quên mất luật nhân quả mà chỉ nhớ đến luật hấp dẫn. Tưởng tượng chỉ được gọi là một kỹ thuật, nhưng là phương pháp tốt để đẩy nhanh quá trình sáng tạo. Mình muốn có cái gì thì phải có sự sáng tạo về nó trước, như mình muốn mua cái bàn thì tưởng tượng xem cái bàn đó đặt trong nhà mình sẽ như thế nào, nên sự tưởng tượng thúc đẩy rất nhanh quá trình sáng tạo. Thế còn nó có xảy ra hay không còn rất nhiều nhân duyên xảy ra, nhưng trong đó có một cái duyên là cảm giác của mình đối với kết quả có mãnh liệt hay không trong tâm mình.

Nếu mình tập tưởng tượng mọi thứ như thật và song song với nó là tiếp tục tích tập nhân quả trong đời sống hàng ngày thì đó là cách thúc đẩy nhanh kết quả có thể xảy ra. Nhưng anh nhắc ở đây là mọi thứ chỉ là ảo thôi, kể cả nó xảy ra trước mặt mình hay trong mơ. Nó bình đẳng với nhau, thật với một số hoàn cảnh thôi và không thật đối với một số hoàn cảnh khác.

Quay lại câu chuyện, nó xảy ra trong giấc mơ cũng như vậy, đều là ảo thôi mà, mặc dù đối với mọi người thì chuyện xảy ra trong mơ là ảo, xảy ra ở thực tại là thật. Thực ra giả và thật đều có tính bình đẳng với nhau, thật ở một số hoàn cảnh và không thật ở một số hoàn cảnh khác. Nhắc nhở điều đó để mọi người không bị bám vào kết quả.

Quá khứ, hiện tại và tương lai đều chỉ là ảo giác, chỉ là cách diễn dịch, phân biệt thế giới của tâm mà thôi. Tâm nó luôn suy nghĩ rằng thế giới này gồm có quá khứ, hiện tại, tương lai. Mình sinh ra trong cuộc sống có quá khứ, hiện tại, tương lai. Nhưng một người nào đó nghĩ rằng tương lai, hiện tại, quá khứ thì sao?

Đẻ ra là ông già, lớn lên trẻ dần rồi thành một đứa bé và chết, như dị nhân Benjamin. Thỉnh thoảng có chuyện quy chế khác nhau như thế. Chẳng qua thế giới này luôn diễn xuôi nên không chấp nhận sự diễn ngược. Còn thực tại diễn kiểu gì cũng được, cứ tâm có kiểu diễn dịch thế nào thì ra kết quả như thế. Cái này đã được Vật lý hiện đại chứng minh. Vật lý hạ nguyên tử đã nói là: Toàn bộ thế giới diễn ra ở mức hạ nguyên tử là diễn dịch của cách người đo – nghĩa là muốn đo ở dưới hạt photon có 6 hạt quark thì ra 6 hạt quắc mà muốn đo ra 13 hạt quắc thì ra 13 hạt quark.., Nên toàn bộ thế giới diễn ra ở mức hạ nguyên tử là do cách diễn dịch của người đo.

Còn Phật thì nói từ hơn 2000 năm trước rồi: “Toàn bộ thế giới đều chỉ là do tâm tạo, đều do sự diễn dịch của tâm”. Tương lai, hiện tại, quá khứ diễn ra trong đời sống hằng ngày của chúng ta nên chúng ta hay mơ theo kiểu đó và có thể mơ trước khi xảy ra.

Nhưng nên coi là bình thường vì mọi thứ đều là sự diễn dịch của tâm mà thôi. Do đó mình thản nhiên sống với cái đó. Còn nếu mình không coi nó là bình thường thì thế giới này chỉ có một chiều thôi, nếu theo chiều ngược lại thì không thể sống được, khó sống quá. Nhưng nếu chấp nhận rằng thế giới luôn có thể có nhiều chiều, ngược xuôi cũng được thì bình thường. Nó thể hiện đúng cái gọi là vô lường, cái gì cũng có thể diễn ra mà không thể lường trước được.

Quay lại vấn đề chuyển hóa: Tưởng tượng tối thiểu sẽ giúp giải quyết được vấn đề về tâm lý và làm mình sáng suốt hơn. Còn nếu bạn nào biết tưởng tượng đúng cách – trong tầm hiểu biết thì sẽ đẩy nhanh kết quả hơn, nếu tất nhiên là mình tích tập nhiều nhân duyên tốt trong đời sống hàng ngày. Còn nếu bạn nào thực sự muốn tập thì có thể gặp anh thêm một buổi nữa, vì nó đòi hỏi phải học kỹ thuật tập như nào để cho mình sinh ra những cảm giác và mình đối xử với nó như thế nào?

Ví dụ, mình tin vào nó và bị bám chấp vào đó hay là coi như không – cái đấy sẽ quyết định quá trình diễn ra cái gì. Tất nhiên có những người tập cái là đúng ngay, nhưng có thể chưa hiểu biết đầy đủ thì tập sai luôn. Thế nên đây gọi là cách tập bí mật. Ví dụ trong một bộ phim một cô luôn khẳng định có nhà đẹp, nhà đẹp nhưng cuối cùng chẳng có gì, lang thang.

Bạn nào muốn tập phải xây dựng cho mình đầy đủ theo luật nhân quả chứ không phải chỉ là luật hấp dẫn. Hiểu về nhân quả, hiểu về tính chất tâm tạo ra thế giới, bản chất của sự tạo ra thế giới này thì mới nên tập phương pháp này. Nếu không vẫn nên tập, nhưng chỉ để giải tỏa bớt tâm lý khao khát có được cái đó để mình trở thành bình tĩnh, sáng suốt và tập trung vào mục tiêu, sáng tạo hơn. Nên tập ở mức độ này trước. Nếu muốn tập ở mức độ cao hơn phải có kiến thức, nền tảng vững chắc thì cần gặp anh thêm một buổi nữa.

Bước thứ ba là bằng lý luận về nhân quả chúng ta giảm bớt sự bắt buộc phải xảy ra, phải đủ nhân, đủ duyên mới xảy ra và tưởng tượng giải tỏa được tâm lý. Như vậy mình giải quyết cả tâm lý và nhận thức, sáng tạo hơn khi nghĩ về kết quả, phá bỏ các rào cản. Cái này tại sao lại gọi là chuyển hóa? Vì càng tham về cái đó thì ta càng muốn tưởng tượng hơn, càng tưởng tượng chính xác hơn, còn nếu không quan tâm thì chỉ cảm nhận về cái đó một cách nhạt nhẽo và cần có tưởng tượng làm gì. Nên càng tham thì càng đòi hỏi xảy ra ngay nên sự tưởng tượng càng mạnh mẽ hơn, nên sự sáng tạo nảy sinh trong đầu. Còn nếu chúng ta có những nguyên tắc đúng thì nó sẽ càng sáng tạo trong cuộc sống hằng ngày để đạt được kết quả, vì chỉ tập trung vào kết quả thôi. Nên tham cũng là một động lực rất mạnh để chúng ta sáng tạo.

6. Biến lòng tham thành thương yêu

Vậy thì khi đi qua 3 bước này rồi thì điều gì xảy ra?

Chúng ta sẽ thư giãn hơn với thực tại, chúng ta không còn quá bắt buộc điều gì đó phải xảy ra. Thứ hai là chúng ta hiểu nhân quả rồi không làm gì sai, tiêu cực để đạt được kết quả nữa. Thứ ba là ta chấp nhận rằng phải đủ duyên mới xảy ra, nên độ thư giãn khác hẳn với trước đây khi chúng ta đang tham, và làm một cách sáng suốt hơn.

Bước tiếp theo là gì?

Nếu bạn nào làm được ba bước trên thì cuộc sống đã sướng hơn rồi, bớt khổ hơn, bớt tham, bớt căng thẳng, tập trung vào mục tiêu để đạt được kết quả… Nhưng chúng ta chưa giải quyết được gốc của vấn đề. Tất cả các loại tham lam chỉ gây đau khổ nếu nó xuất phát từ cái tôi. Còn nếu anh muốn hạnh phúc cho tất cả mọi người thì không có vấn đề gì cả. Tôi muốn tất cả hạnh phúc dành cho tôi thì mới thành vấn đề.

Nên là xuất phát đau khổ của cái tham là do có một cái tôi muốn sở hữu, bám chặt lấy thứ khác. Nếu nó thả lỏng ra là nó đã bớt khổ rồi. Nếu nó chấp nhận thả lỏng, cái gì có thể đến có thể đi thì nó không còn bị khổ nữa. Thế nhưng chúng ta nuôi dưỡng sự bám chặt đó hàng ngày, hàng giờ.

Ví dụ, đi qua một cửa hàng ăn ngon thì lần sau lại muốn quay lại ăn tiếp mà quên nhắc với mình là nó cũng chỉ là vô thường, lần sau có thể nó không ngon đâu. Lần sau quay lại mà cửa hàng không ngon là thấy khó chịu ngay.

Ở đây nguồn gốc của tham lam là chúng ta cứ muốn bám chặt vào cái gì đó. Chứ nếu chúng ta tự nhắc rằng, tùy từng lần, ngon hay không ngon cũng không sao thì sẽ không thấy khổ nữa. Nhưng vấn đề là chúng ta luôn bám chặt vào cảm giác của cái Tôi. Có một cái tôi muốn giữ chặt cái gì đó không được mất đi. Ví dụ, mình muốn giữ chặt lấy cảm giác ngon đó không mất đi thì lần sau đến ăn không thấy ngon là mình khó chịu ngay. Khi mình có sự khổ sở do lòng tham thì nhớ lại rằng chắc chắn ở đây có sự vận hành của cái tôi, luôn muốn bám chặt.

Cái tôi là gì? Là sự ảo tưởng chia thế giới làm hai nửa, đây là tôi và kia là cái khác. Vì thế sinh ra sự thiếu thốn, vì sự thiếu thốn này cho nên muốn bám chặt lấy những thứ bên ngoài. Nó không còn sống được theo chân lý tùy duyên, thuận Pháp… được nữa mà luôn muốn mọi thứ xảy ra theo ý của nó.

Tôi muốn mọi thứ phải xảy ra theo ý tôi. Tôi muốn cái ngon lành này phải có mãi, tôi muốn người yêu tôi phải ở bên cạnh tôi mãi. Sự bám chặt lấy mọi thứ gây ra đau khổ. Nên nếu mình hiểu được điều này, mình sẽ nhận ra rằng, khi có cảm giác khó chịu hãy kiểm tra xem cái tôi của mình đang hoạt động như thế nào, nó đang muốn gì, tham lam như thế nào và muốn mọi việc phải xảy ra như ý nó… Ví dụ về lòng tham của cái tôi. Ai kể câu chuyện về sự tham lam nho nhỏ của mình?

Một bạn nam: Bố em mua một cái tủ, em thích màu khác, nên thấy rất khó chịu. Em nghĩ là cái nhà này mình ở đây nên mọi thứ phải theo ý mình, cái tủ cũng vậy. Nó phải theo ý mình. Đen hay đỏ, cao hay thấp phải theo ý mình. Thế mà bây giờ nó lại trái ý mình. Lúc đó rất bực mình nhưng may không nói câu gì không phải. Biết bực mình là dở rồi nên im lặng, một lúc sau nhớ ra là mình suy nghĩ sai rất nhiều, tưởng là những thứ này là của mình, những thứ này phải theo ý mình là không đúng.

Thầy Trong Suốt: Cái tôi sinh ra ý niệm cái của tôi. Có cái tôi tất nhiên nó sẽ xác định cái của tôi. Cái của tôi này sinh ra vấn đề. Của tôi mà lại không theo ý tôi, của tôi mà lại chạy đi mất. Khi mọi người tập đoạn thứ ba rồi mới tập đến đoạn này. Phần này khó hơn, tập bước thứ 3 rồi mới đến đoạn này. Để thấy rằng khi mình có cảm giác khó chịu, không thoải mái, hoặc khi mình muốn làm cái gì đó quá mãnh liệt thì hãy kiểm tra xem có cái tôi nào không. Nhiều khi mình muốn cái gì quá, đơn giản chỉ là để hơn người khác thôi. Khi giải quyết được cái tôi này là giải quyết được gốc của cái tham.

Tại sao lại có sự không toại nguyện, không thoải mái? Tại vì mình có một cái tôi ở đó.

Và nó sinh ra những cái của tôi, định rằng cái này của tôi, cái này không phải là của tôi. Của tôi rồi nhưng tôi muốn vứt nó đi gọi là sân. Cô kia chưa phải là của tôi, là người yêu của người khác, vì tôi thiếu tình yêu mà nên tôi đi chiếm của người khác.

Cách chuyển hóa cái này là mình chuyển thành tham, nhưng để cho người khác. Chuyển hóa bước đầu tiên là từ bỏ. Đầu tiên là thấy không nên làm, lòng tham không tốt phải giải quyết nó… đó là việc nên làm như ở các bước trước rồi. Nhưng đến bước này là bước thứ 4, thấy rằng ngày xưa mình muốn là muốn cho tôi bây giờ tôi muốn cho mọi người.

Ví dụ, tôi có tiền muốn làm cho tất cả mọi người hạnh phúc nên tôi muốn chia sẻ cho mọi người. Mình có một thói quen khác là muốn cho mọi người, mặc dù con người hay có thói quen muốn cho mình, giống như mẹ với con, có phải thế đâu. Mẹ sẵn sàng muốn cho con hơn cả cho mình, tất nhiên gốc của nó vẫn là con của tôi, chứ con người khác còn lâu mới cho. Nhưng mình thấy rằng mình có khả năng muốn cho người khác, mình muốn cho con mình. Nếu giải quyết được vấn đề thì con của mình hay con của người khác, mình không quan trọng, mình bắt đầu chuyển hóa từ muốn cho tôi thành muốn cho mọi người.

Có thể bước đầu tiên là tôi muốn cho tôi trước rồi mới cho người khác, như vậy là tốt lắm rồi, vì trước đây tôi chỉ muốn cho mình tôi, không muốn cho ai hết. Nhưng dần dần đi vào con đường tập thấy rằng muốn cho tôi và muốn cho mọi người đều như nhau.

Nghĩa là làm ăn có tiền thì chia đều. Ví dụ mình có một người bạn học Pháp trong miền Nam, trong gia đình có bốn anh chị em, chị ấy là người làm vất vả nhất – trong một công ty gia đình – nhưng mỗi khi kiếm được tiền chị ấy đều chia đều cho anh chị em nên mọi người sổng rất hòa thuận, không ai kèn cựa, phấn đấu vì công ty chung. Còn nếu chị ấy không chia đều thì không biết điều gì sẽ xảy ra.

Đấy là một người đang tập muốn cho mọi người như nhau, như mình. Đầu tiên là muốn cho mình trước rồi muốn mọi người sau cũng là khá lắm rồi, là sự chuyển hóa mạnh mẽ rồi. Vì thông thường tôi chỉ muốn cho tôi thôi. Ví dụ, bảo hôm nay tôi quét sân nhà tôi trước nhưng khi nào hàng xóm đi vắng hoặc ốm thì tôi quét hộ là khá lắm rồi.

Thế thì tốt nhất là mình làm một lời thề là muốn điều tốt cho tất cả mọi người. Nếu ở đâu bạn nào nhớ một đoạn trong phát Bồ đề Tâm, thề hẳn hoi rằng: Tôi thề rằng tôi sẽ giác ngộ nhưng không phải là cho một mình tôi mà để giúp những người khác giác ngộ”, “Tôi thề tôi sẽ giác ngộ để giúp người khác hạnh phúc”.

Có thể ngày hôm nay tôi chẳng giúp được gì hết nhưng tôi thề tôi sẽ giúp nếu tôi có khả năng. Đây là một cách chuyển hóa rất nhanh để biến vị kỷ thành vị tha. Như vậy, mở công ty càng giàu thì càng nhiều người được lời từ ông và không vấn đề gì cả. Nếu một người có tiền bạc và có suy nghĩ, kiểu như Bill Gate chia cho mọi người, giúp đỡ người nghèo… thì giàu có, nhiều tiền có vấn đề gì đâu. Những người giàu như vậy không phải là những người vị kỷ mà là những người vị tha. Nhưng mức độ vị tha như thế nào còn tùy thuộc vào trình độ của mỗi người. Nếu vừa phải thì vì mình trước, rồi vị tha vì mình và vì người như nhau. Nhưng vị tha hơn nữa thì vì người trước rồi đến vì mình, lúc xếp hàng thì mình xếp cuối cùng, lên ô tô luôn ngồi chỗ xấu nhất, có thể tập được đấy, những điều nhỏ nhỏ trong cuộc sống.

Ví dụ, hay như hồi bé nghèo khi ăn gì mình hỏi là mẹ ăn chưa rồi mới ăn. Mẹ nói ăn rồi nhưng thực ra là chưa ăn, mình rất vô tâm không biết nên cứ chén tỳ tỳ, người béo ú còn mẹ thì rất gầy. Sự hy sinh như của người mẹ nếu chúng ta có trí tuệ thì chúng ta có thể làm cho tất cả mọi người nhưng nếu không có trí tuệ thì chỉ làm cho người thân của mình thôi, không làm cho người bên ngoài, nhưng như thế cũng là tốt lắm rồi, bớt làm cho cái tôi, dàn trải cho mọi người.

Đây là cái quan trọng nhất, biến lòng tham thành lòng thương yêu, hiểu rằng mọi người cũng đau khổ, cũng có nhu cầu, thông cảm và chia sẻ với mọi người cái mình có. Đây là quá trình biến vị kỷ thành vị tha, lòng tham thành tình thương. Quá trình này nếu đi theo những bước mình vừa nói thì hoàn toàn có thể xảy ra được. Từng bước một, đầu tiên là giải quyết lòng tham của mình để không bị nó khống chế, sau đó thấy mọi người khổ thì giúp mọi người.

7. Làm thế nào để chuyển hóa lòng tham thành sáng tạo?

Một bạn trai: Lòng tham là động lực rất mạnh mẽ thúc đẩy mình tiến về phía trước, giống như nguồn năng lượng liên tục đẩy để đạt được cái mình muốn. Khi bước vào trong cuộc đời bình thường, làm tất cả mọi thứ thì với một động lực mạnh mẽ từ cái lòng tham đó thì luôn nghĩ ra đủ mọi cách để đạt được nó, chính vì nghĩ đủ mọi cách để đạt được nó là quá trình sáng tạo. Mình không ngừng tìm đủ mọi cách để đạt được, không bao giờ dừng lại, chấp nhận một cách mà luôn tìm nhiều cách, hết cách nọ cách kia. Như vậy, chính bản thân lòng tham là động lực cho sự sáng tạo.

Thầy Trong Suốt: Lòng tham mà hết cái tôi rồi thì không còn gây đau khổ nữa, mà bắt đầu làm cho mình muốn làm điều gì tốt hơn, sáng tạo theo nghĩa tốt. Lòng tham khi mất đi động lực từ cái tôi thì nó chỉ còn thuần túy là muốn có nhiều trải nghiệm khác nhau.

Bản chất của lòng tham khi không có cái tôi là muốn trải nghiệm nhiều thứ, nhiều cảm giác, cách sống khác nhau, như vừa muốn học đàn, học võ… Nên lòng tham khi không còn cái tôi thì chỉ còn là mong muốn trải nghiệm nhiều thứ, cực kỳ trong sáng. Và muốn thế thì phải sáng tạo thôi, muốn trải nghiệm thì phải làm, phải sáng tạo ra.

Nên nếu chúng ta chuyển hóa cái tôi thành lòng vị tha cho người khác thì tự nhiên chúng ta sẽ có sự sáng tạo. Chúng ta không cần cố phải bảo chúng ta sẽ cố gắng sáng tạo đâu, không phải vậy. Chỉ cần chuyển hóa lòng tham thành lòng vị tha cho người khác thì tự nhiên sự sáng tạo sẽ xuất hiện.

Ví dụ, mình muốn giúp một người kiểu này mà người ta không nghe, thì ngày hôm sau sẽ nói kiểu khác để người ta nghe ra, đấy chính là sáng tạo rồi. Mình muốn làm việc này, hay muốn làm cái gì trên đời này, mà nếu bằng cách này không đạt được thì mình sẽ tìm cách khác vì mình muốn đạt kết quả đó mà. Việc mình muốn đạt nó, tối thiểu không phải là vì cái tôi mà chỉ vì cảm giác muốn sáng tạo, muốn được làm cái đó, khá hơn là làm vì mọi người thì động lực càng mạnh mẽ thì sự sáng tạo càng lớn.

Ví dụ, buổi Trà đàm này là một sự sáng tạo vì chúng ta có được vật chất gì ở đây đâu, nhưng vì Hạnh muốn làm điều tốt cho mọi người dù Hạnh có được gì đâu, Hạnh cũng khổ, cũng lo để việc đó có thể xảy ra, tốn bao nhiêu tiền điện thoại, chứ có ai đưa cho Hạnh đồng nào đâu. Nhưng khi mình muốn một điều tốt xảy ra thì mình sẽ có sự sáng tạo. Buổi Trà đàm là sự sáng tạo rất rõ ràng.

Nếu đi tiếp qua lòng từ bi, chuyển hóa thành lòng vị tha thì tự nhiên sự sáng tạo sẽ xuất hiện. Chúng ta không cần cố gắng ngồi để sáng tạo, vì chuyển hóa lòng tham trở thành động lực thuần túy không có cái tôi. Vì động lực chỉ là muốn cái gì đó xảy ra thôi thì sự sáng tạo tự xuất hiện. Nếu mọi người tập đi qua từng bước vừa nói xong thì lòng tham sẽ thành sự sáng tạo.

Và sẽ thấy rằng lòng tham có tính chất quan trọng là sáng tạo, động lực càng mạnh mẽ sáng tạo càng lớn nhưng phải đi qua các bước trước, vì sao? Vì chúng ta không dùng các phương pháp sai trái để thúc đẩy, như thế không sáng tạo được. Thứ hai mục tiêu của chúng ta không phải sáng tạo chỉ vì cái tôi, vì như vậy sự sáng tạo rất bị hạn chế, rất khó sáng tạo, không lâu dài được. Thứ ba là chúng ta không bị khống chế bởi cái tôi nữa nên sáng tạo thực sự là sáng tạo, và không bị hạn chế bởi sự cản trở do cái tôi đem lại, như tôi là một nghệ sĩ nổi tiếng thì tôi không thể ra đường hát rong được nữa, nhưng nếu có sáng tạo, tôi hát trên sâu khấu mãi rồi, ngày mai tôi sẽ hát ở đường phố, rất sáng tạo. Nhưng nếu có cái tôi, nó sẽ chặn lại bảo là ôi mày nổi tiếng thế, ra đường thì chẳng biết là ai cả… Ví dụ như câu chuyện của Tùng kể trước đây:

Tùng: Có một nghệ sĩ violon rất nổi tiếng, muốn tham dự buổi hòa nhạc do ông biểu diễn giá vé phải 200 Euro và phải đặt trước 6 tháng ở Châu Âu. Có một tờ báo thử nghiệm mời ông ấy biểu diễn ở ngay chỗ ga tàu điện ngầm giữa khoảng trống. Mọi người đi qua, một vài người dừng lại nghe, một vài đứa trẻ dừng lại nghe thì bố mẹ chúng lại kéo đi. Ông biểu diễn rất hăng say, rất nhiệt tình, rất vui vẻ thì mọi người lại thấy ông ấy như nghệ sĩ hát rong lang thang không có việc làm chứ không phải nghệ sĩ nổi tiếng. Câu chuyện muốn nói: nhiều khi trong cuộc sống có những thứ rất đẹp đẽ nhưng chúng ta không đủ tĩnh tâm để nhìn thấy nó mà chúng ta cứ theo đuổi những cái ở đâu đâu.

Thầy Trong Suốt: Câu chuyện một nghệ sĩ nổi tiếng có thể sáng tạo bằng cách ra đường biểu diễn không ai biết. Khi cái tôi được rũ bỏ, rất nhiều rào cản được bỏ mất thì có rất nhiều sáng tạo và nó tự nhiên xảy ra. Sáng tạo là mong muốn biến điều tốt thành hiện thực nên thành ra sáng tạo sẽ tự đến. Nên có thể kinh doanh là sáng tạo chứ không chỉ đơn thuần kinh doanh là tiền bạc… Kinh doanh là sáng tạo, làm những điều mới, điều chưa ai làm một cách hợp lý đúng đắn, không làm cái gì mà không lành mạnh. Nên cả cuộc đời chúng ta đều có thể sáng tạo được, mà động lực kỳ diệu của nó lại là “lòng tham”. Lòng tham này là lòng tham đã được chuyển hóa thành năng lượng để làm ra cái gì đấy, thôi thúc điều gì đấy xảy ra, nhưng vì không có cái tôi nên nó rất sáng tạo. Nên quá trình chuyển hóa lòng tham trong cuộc sống sẽ xảy ra như vậy, đây chính là kinh nghiệm sống của chính anh, không phải bằng sách vở.

Năm 2006, khi đó mình nghĩ đi xem phim còn là phù phiếm… còn công ty có là cái gì đâu, thôi mình làm chỉ để nuôi sống bản thân, còn không muốn làm cái gì nữa, chui vào một góc đọc sách. Vì sao? Vì khi đấy cái tôi của mình nó vẫn muốn đi tìm kiếm cái gì đấy như sự bình yên cho riêng mình, mà không quan tâm đến việc sáng tạo cho người khác. Nhưng hai năm sau, năm 2008, thì anh lại quyết tâm làm một cái gì đó thật tốt, song không phải làm cho mình giàu nữa, không phải để cho mình hạnh phúc sung sướng nữa mà mình biết rằng việc làm tốt này sẽ có ích cho rất nhiều người, mà thực sự có ích cho rất nhiều người cho cả nhân viên, khách hàng…

Thứ hai nữa là, trong quá trình sáng tạo thấy rất vui vẻ, không có gì là khổ sở ở đấy cả, công ty anh là một trong những công ty làm ra rất nhiều sản phẩm sáng tạo, làm đủ các thứ khác nhau, thử đi thử lại hết cái này sang cái khác. Cái thất bại, cái thành công, nhưng mình có niềm vui trong từng ngày mình sống. Còn ngày hôm nay thành công mà ngày mai phá sản, ngày kia đi tù thì mình chịu thôi, đó là quy luật vô lường. Nhưng mình vẫn không ngừng sáng tạo, vì mình không phải để làm chỉ cho riêng mình mà làm điều tốt cho mọi người và mình nghĩ ra đủ mọi cách khác nhau để làm.

Quá trình chuyển hóa là quá trình có thể xảy ra thật, nếu các bạn đi đúng các bước này.

Bước đầu là từ việc từ bỏ, nhận thức về nhân quả, về vô thường, vô lường. Chúng ta có thể dần dần làm cho lòng tham yếu đi.

Bằng sự nhận thức sâu sắc về cái tôi chúng ta có thể chuyển hóa lòng tham thành sự v tha cho người khác.

Khi chúng ta thực sự muốn làm điều tốt cho tất cả mọi người thì khi đó sự sáng tạo sẽ nảy sinh, hết sức trong sáng và tốt đẹp.

Đây là sự tóm tắt của các cách khác nhau trên con đường đi chuyển hóa lòng tham thành tình thương và sáng tạo.

Đặt hàng ngay

Phật lịch 2025 

Địa chỉ
Số lượng
Tổng tiền
0.00
đ

Thông số sản phẩm

Quy cách
Không có
Thông số SP
Không có
Kích thước hộp
Không có
Chất liệu
Không có
Chân đế
Không có
Lò xo
Không có