Giới thiệu
Đức Văn Thù là một vị Bồ Tát đại diện cho trí tuệ của chư Phật. Ngài vốn là một vị cổ Phật có hiệu là Phổ Biến Chiếu Như Lai, vì hạnh nguyện hóa độ chúng sinh mà hiện thân Bồ tát. Đức Phật Thích Ca phó thác cho Ngài việc dạy dỗ chúng sinh nên Ngài thường thị hiện ở Ngũ Đài Sơn để giáo hóa hữu tình. Ngài ban cho chúng sinh trí tuệ tuyệt đối hiểu bản chất của thực tại lẫn trí tuệ tương đối hiểu biết mọi tính chất của các sự vật hiện tượng.
Tay phải của Đức Văn Thù cầm kiếm để tiêu diệt vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận. Tay trái Ngài cầm Kinh Bát Nhã biểu tượng cho trí tuệ cao nhất của nhà Phật đưa con người đến trí tuệ viên mãn. Hai chân Ngài đang nhảy múa biểu tượng cho việc không thể tách rời giữa trí tuệ và đại lạc.
Cầu nguyện đến Ngài sẽ giúp bạn có trí tuệ, tâm trí sáng suốt, tăng trưởng trí nhớ và thi cử thành công.
Ngũ Đài Sơn và câu chuyện Bồ tát Văn Thù mượn đá thần
Ngũ Đài Sơn là một trong tứ đại danh sơn lớn và nổi tiếng của Phật giáo Trung Hoa. Nơi đây được xe là cõi Tịnh Độ của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi – biểu tượng cho Trí tuệ giác ngộ của Phật giáo. Những ai đã từng được đặt chân tới nơi thánh địa này mới cảm nhận được đầy đủ và trọn vẹn ba chữ: “Thanh Lương địa” (vùng đất trong lành, mát mẻ).
Nghe nói núi Ngũ Đài vốn gọi là núi Ngũ Phong, thời tiết ác liệt, mùa đông giọt nước thành đá, mùa xuân gió thổi cát bay, mùa hè nóng bức khó chịu, nông dân không thể ra đông làm ruộng. Bồ tát Văn Thù đến đây truyền bá giáo nghĩa phật giáo, thấy mọi người khốn khổ, quyết định làm thay đổi thời tiết.
Bồ tát Văn Thù biết rằng Long vương biển Đông có một hòn đá thần gọi là “Yết Long Thạch”, có thể làm thời tiết kho ráo trở thành ẩm ướt, nên hoá phép thành một hoà thượng đi mượn Yết Long Thạch với Long vương.
Bồ tát Văn Thù gặp Long vương, nói rõ ý muốn của mình. Long vương xin lỗi: “sư phụ mượn gì cũng được, riêng Yết Long Thạch không thể cho mượn, vì thạch này đã mất hàng trăm năm mới vớt từ đáy biển lên, rất mát mẻ, hàng ngày con cháu làm lụng về nhà, mồ hôi nhễ nhài, khô nóng khó chịu đều nằm nghỉ trên Yết Long Thạch, nếu sư phụ mượn đi rồi, con cháu không có chỗ nghỉ mát nữa.”
Bồ tát Văn Thù nói đi nói lại mình là hoà thượng núi Ngũ Phong, là muốn đem hạnh phúc cho dân gian mới đến đây mượn Yết Long Thạch.
Long vương không muốn cho mượn đá thần, lại không thể từ chối. Đoán bụng hoà thượng này không đủ sức vác hòn đá này đi, Long vương bèn nói: “đá thần này rất nặng, không ai giúp sư phụ, nếu sư phụ vác được thì vác đi.”
Bồ tát Văn Thù cảm ơn Long vương và đọc thần chú hòn đá to lập tức trở thành viên đá nho nhỏ. Bồ tát Văn Thù để viên đá này vào ống tay áo, rồi bay đi. Long vương rất kinh ngạc, hối hận không kịp.
Bồ tát Văn Thù để hòn đá thần vào một thung lũng giữa hai dãy núi, chuyện kỳ diệu xuất hiện: núi Ngũ Phong lập tức trở thành một bãi chăn nuôi thiên nhiên rất mát mẻ. Cho nên, thung lũng này được gọi là thũng lũng Thanh Lương, người ta lại xây một chùa ở đây, gọi là chùa Thanh Lương, núi Ngũ Đài cũng đổi tên là núi Thanh Lương. Đến nay, núi Ngũ Đài lại gọi là núi Thanh Lương.
Cả khu phong cảnh này hiện có 42 chùa cổ, trong đó chùa Nam thiền và chùa Phật Quang xây dựng vào thời nhà Đường TQ, đến nay đã có 1200 năm lịch sử, là kiến trúc bằng gỗ sớm nhất ở TQ.
Là khu phong cảnh thiên nhiên cấp nhà nước, núi Ngũ Đài đâu đâu cũng có kỳ non quái thạch, dòng nước róc rách, thực vật che phủ xanh tươi. Vì đỉnh núi phủ tuyết quanh năm, dù mùa hè, thời tiết ở đây cũng rất mát mẻ, là nơi nghỉ mát lý tưởng.
Sưu tầm