5 Bước vượt qua nỗi sợ một cách trí tuệ

5 Bước vượt qua nỗi sợ một cách trí tuệ

– Bước 1: Phát hiện ra nỗi sợ
– Bước 2: Phát hiện ra nguyên nhân của nỗi sợ là một kỳ vọng nào đấy
– Bước 3: Phát biểu kỳ vọng ra: tôi kỳ vọng cụ thể việc gì, tôi muốn điều này phải là thế này, tôi muốn bố mẹ tôi không thể chết, tôi phải là người tốt, tôi không trượt kỳ thi đấy…
– Bước 4: Tìm ra một lý do nào đấy mà kỳ vọng không xảy ra
– Bước 5: Nhận ra kỳ vọng là vô lý, không đúng
Đây là một quá trình rất trí tuệ, không cần có sự cố gắng đặc biệt nào cả nhưng nó sẽ giải trừ sự kỳ vọng của mình. Thực hành nhiều lần một lần, hai lần, ba lần,..một trăm lần, khi làm điều đó đủ lâu nỗi sợ sẽ tan biến.

(Trích Trà đàm Trong Suốt: “Đằng sau nỗi sợ là sự kỳ vọng – SG 2012”)


Hai mặt đồng xu – Kỹ thuật siết chặt bên ngoài, thả lỏng bên trong

Hướng dẫn thực hành

Giống như khi nhấc một đồng xu, bạn không thể nhắc lên một mặt mà buộc phải nhấc cả 2 mặt của nó. Khi làm bất kỳ việc gì, bạn đều phải trải qua cả phần được và mất của câu chuyện. Hiểu và chấp nhận những rủi ro bên trong mình đang chống lại nhất – mặt trái của đồng xu – chính là lúc bạn sẵn sàng để nhấc đồng xu đó lên và không hối tiếc.

Khi cố gắng làm gì đó, thông thường bạn sẽ nỗ lực hết sức mình về hành động, nhưng lại chưa thật sự để ý trạng thái bên trong mình. Thay vì căng thẳng, sợ hãi hoặc gồng cứng khi hành động, bạn hãy để ý vào trạng thái bên trong và bên ngoài: bên trong bình an, chấp nhận điều xấu nhất có thể xảy ra; còn bên ngoài vẫn nỗ lực mạnh mẽ, cố gắng hết sức cho mục tiêu của bạn.

Kỹ thuật “Siết chặt bên ngoài – Thả lỏng bên trong”

Phần này còn gọi là kỹ thuật “Siết chặt bên ngoài – Thả lỏng bên trong”, giúp bạn xây dựng sức mạnh tinh thần – điều kiện tiên quyết của thành công chân thực. Cách tốt nhất để cố gắng là hãy cố gắng trong sự hiểu biết, chứ không phải cố gắng trong kỳ vọng và sợ hãi. Hiểu biết là gì? Bạn cần ý thức được những khả năng xấu có thể xảy ra, chuẩn bị tinh thần và phương án cho chúng. Sau đó, bạn vẫn cố gắng hết sức, nỗ lực hết sức để đạt kết quả tốt nhất cho mình và mọi người. Đây là cách làm việc vừa có trí tuệ, vừa có sức mạnh.

Ở bước 2 và 3, hãy sử dụng Kỹ thuật tưởng tượng “Còn gì tệ hơn nữa không?”. Tâm trí thường né tránh, không dám tưởng tượng đến tình huống xấu nhất để giải quyết, vì vậy bạn sẽ luôn thầm lo lắng về một việc gì đó và khó có thể thật sự bình an. Cách tốt nhất để đối diện với những nỗi sợ thầm kín đó là bạn hãy tưởng tượng đến cùng. Hãy hỏi “Còn gì tệ hơn nữa không?” cho đến khi bạn chạm đến tình huống xấu nhất trong tâm trí mình. Khi đó bạn mới có thể có sự chuẩn bị tinh thần phù hợp và trở nên bình an hơn.

Phần quan trọng trong kỹ thuật này là tìm ra những trở ngại về tâm lý của chính mình, ví dụ nỗi sợ bị từ chối thường là một trở ngại của người bán hàng. Đó là phần rủi ro mà chỉ riêng mỗi người biết và ít được đưa vào nội dung phân tích trong các cuộc họp hay thảo luận trong công việc. Chúng ta thường phân tích các rủi ro bên ngoài về thị trường, đối thủ, nguồn lực… mà ít tập trung vào rủi ro về tâm lý: điều bạn đang quá sợ, chán nản hoặc chưa muốn đối diện trong việc này là gì? 

Làm rõ được cả hai mặt của đồng xu chính là lúc bạn đã sẵn sàng và tự tin với quyết định của mình, dù câu trả lời là làm hay không làm, bạn vẫn bình an và không hối tiếc.

*Hãy rút cho mình một thông điệp trước mỗi tình huống bạn cần cân nhắc trong cuộc sống: Link app rút bài cho băn khoăn của bạn

Đặt hàng ngay

Phật lịch 2025 

Địa chỉ
Số lượng
Tổng tiền
0.00
đ

Thông số sản phẩm

Quy cách
Không có
Thông số SP
Không có
Kích thước hộp
Không có
Chất liệu
Không có
Chân đế
Không có
Lò xo
Không có